Skip to content

Tổng hợp kinh nghiệm dùng tủ lạnh từ thực tế

1176 lượt đọc
Cách dùng tủ lạnh đúng cách, tiết kiệm điện nhất được chúng tôi tổng hợp từ thực tế và lời khuyên sử dụng từ các chuyên gia điện máy.

Dùng tủ lạnh thế nào để tiết kiệm điện:

1/ Nên đặt tủ lạnh ở nơi thông thoáng, hạn chế đặt vào những góc nhà chật hẹp, không đặt ở nhà bếp, lưng và hai vách bên hông tủ lạnh phải cách tường là 10cm để bảo đảm thoát nhiệt. Bởi nhiệt độ xung quanh truyền vào tủ lạnh nhiều sẽ ảnh hưởng khả năng tản nhiệt, điện hao nhiều hơn.

2/ Nên dùng đồ đựng bằng kim loại thay cho đồ nhựa vì thời gian làm lạnh sẽ nhanh hơn và tiết kiệm được điện hơn. Còn loại hộp nhựa có ưu điềm là nhẹ sạch sẽ và giá lại rẻ nhưng có tính năng dẫn lạnh của nó rất kém nên thời gian làm lạnh sẽ dài ra.

3/ Hạn chế mở cửa tủ lạnh liên tục vì khi mở cửa không khí lạnh bên trong tủ sẽ đối lưu rất nhanh với không khí nóng bên ngoài tủ, làm cho nhiệt độ trong tủ cao lên. Khi đó, bộ phận làm lạnh phải tăng thời gian hoạt động gây hao điện, sau một thời gian sẽ gây hư hỏng tủ lạnh.

4/ Không được chất quá đầy thực phẩm vào tủ lạnh. Giữa các đồ ăn cần phải chừa ra một khoảng cách để khí lạnh có thể đối lưu, lượng điện tổn hao sẽ giảm xuống. Thức ăn, đồ uống nóng phải để nguội mới cho vào tủ lạnh. Nếu cho vào khi còn nóng sẽ làm nhiệt độ trong tủ tăng lên quá nhanh, làm điện hao nhiều hơn.

5/ Khi không trữ nhiều thực phẩm nên điều chỉnh nhiệt độ làm lạnh ở mức trung bình hoặc thấp sẽ tiết kiệm điện hơn. Nên sử dụng một nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ lạnh với buồng giữ lạnh, nhiệt độ ở mức 7–8ºC là đạt, không cần thiết điều chỉnh độ lạnh tối đa. Với ngăn đông lạnh, điều chỉnh nhiệt độ ở mức -18ºC thay cho -22º là vừa đủ.

6/ Khi mua tủ lạnh nên chọn tủ có màu sáng vì màu tối hấp thụ nhiệt nhiều hơn. Ngoài ra nên chọn tủ có khả năng tiết kiệm điện. Để nhận biết tủ lạnh tiết kiệm điện dựa vào công nghệ nhà sản xuất áp dụng hoặc các tính năng hoạt động tiện ích hơn của chúng. Các thông tin này được cung cấp đầy đủ ngay trên bề mặt sản phẩm hoặc tờ hướng dẫn của nhà sản xuất.

7/ Cần vệ sinh tủ lạnh khoảng 2 – 3 tháng/lần để vi khuẩn, nấm mốc không có điều kiện phát sinh. Lau chùi phần rìa cao su ở cửa tủ lạnh cẩn thận, sẽ giúp phần cao su giữ được độ bền, đóng khít, không thất thoát hơi lạnh nhiều làm hao điện.

8/ Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, để tiết kiệm điện, bạn nên hạn chế việc ngắt tủ lạnh ra khỏi nguồn điện và bật/tắt tủ lạnh thường xuyên vì mỗi lần khởi động sẽ tốn một lượng điện lớn. Trong trường hợp lâu ngày không dùng đến tủ lạnh thì ngắt nguồn điện nhưng cần dọn sạch các vật dụng, thực phẩm có trong tủ, vệ sinh tủ và để tủ khô rồi mới đóng cửa.

9/ Hàng năm nên tiến hành kiểm tra lượng gas làm lạnh của máy, nếu thiếu gas phải bổ sung kịp thời.

Tổng hợp kinh nghiệm dùng tủ lạnh từ thực tế

5 loại thực phẩm sau không nên đặt trong tủ lạnh:

- Các loại rau: Cà rốt, bí đỏ, dưa, hành... có thể lưu trữ ở nhiệt độ phòng. Dưa chuột, ớt xanh để trong tủ lạnh một thời gian dài sẽ có xu hướng bị mềm và thối.

- Trái cây nhiệt đới: Chuối, xoài, trái cây nhiệt đới và cận nhiệt đới có khả năng thích ứng nhiệt độ thấp, nếu được đặt trong tủ lạnh, trái cây được giữ lạnh nhưng sẽ ảnh hưởng đến hương vị.

- Bánh ngọt: Các loại bánh và thực phẩm giàu tinh bột khác để trong tủ lạnh sẽ nhanh chóng bị khô cứng.

- Thịt chế biến sẵn: Thịt xông khói, dăm bông và các loại thịt muối khác nên để ở nơi thoáng mát, thông gió sẽ đảm bảo hương vị tốt hơn là trong tủ lạnh. Vì độ ẩm trong tủ lạnh quá lớn dễ khiến cho thịt có mùi hôi. Bạn cũng nên lưu ý không lưu trữ thịt quá lâu nhé!

- Thực phẩm đông lạnh đã rã đông: Những thực phẩm đông lạnh sau khi được ra đông, tan hoàn toàn lớp băng đá thì vi khuẩn sẽ xâm nhập và nhân lên rất nhanh. Do đó, thực phẩm đã rã đông không nên cho lại vào tủ lạnh. Vì thế, tốt nhất hãy chia thành từng phần nhỏ thích hợp với mỗi lần bạn chế biến. Làm như vậy sẽ tránh được tình trạng trên.

Ngoài ra, khi lưu trữ trong tủ lạnh, tránh để các thực phẩm sống và chín lẫn lộn với nhau, để ngăn chặn mùi hôi thì nên sử dụng túi nilon hoặc màng bọc thực phẩm.

Thời gian tối đa để thực phẩm trong tủ lạnh:

Trái cây tươi: Trái cây tươi có thể giữ trong tủ lạnh từ 1 đến 2 tuần tùy thuộc vào từng loại.

Thịt, cá, trứng

Riêng đối với thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hay trứng mẹ lại càng cần phải để ý hơn nhé. Thịt xông khói chưa mở gói có thể trữ trong ngăn đựng thịt hai tuần, sau khi mở là một tuần, nhưng nếu mẹ muốn để lâu hơn hai tuần thì hãy để trong ngăn đá.

Thực phẩm tươi sống như cá, mực, tôm,... chưa chế biến ngay mẹ hãy bọc trong một lớp giấy ẩm rồi để vào ngăn thường của tủ lạnh nhưng lưu ý không thể để quá 1 ngày mẹ nhé, còn không thì hãy làm sạch, bỏ trong túi nhựa trong dành riêng cho tủ lạnh và trữ trong tủ đá.

Trứng để trong tủ lạnh có thể trữ được từ hai tuần đến khi hết hạn nhưng mẹ đừng bỏ ra khỏi hộp.

Những bí quyết trên mẹ hãy áp dụng thật tốt để ngày nào cũng có những món ăn tuyệt hảo cho bé và gia đình mẹ nhé.

Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Nhiệt độ phòng 19-20 độ C, có thể bảo quản được 4 giờ. Với nhiệt độ dưới 4 độ C của ngăn mát tủ lạnh, sữa có thể bảo quản được 3 ngày. Ở nhiệt độ ngăn đá tủ lạnh -18 đến -20 độ C, sữa mẹ có thể bảo quản được 6 tháng.

Tổng hợp afamily & eva

1 bầu chọn /trung bình: 5