Giặt khô– hay còn gọi là giặt hấp là một trong những cách giặt tẩy quần áo bằng máy giặt. Giặt khô có ưu điểm hạn chế được ma sát, chuyển động, giữ được form dáng cũng như độ bền của quần áo – điều mà giặt nước không thực hiện được. Nếu như ngày trước, các gia đình thường chọn lựa đem quần áo đến tiệm để giặt khô thì ngày nay, với sự phát triển của các loại máy giặt, chương trình giặt khô đã được tích hợp sẵn trong máy, vậy là chị em nội trợ có thể thoải mái giặt khô tại nhà.
Mặc dù vậy, giặt khô ẩn chưa nhiều hiểm họa không thể lường trước cho sức khỏe và sự an toàn của gia đình bạn, trung tâm sửa máy giặt tại hà nội đặc biệt muốn mọi người cẩn trọng vấn đề này. Mới đây, dựa theo một số công trình nghiên cứu khoa học, Mạng lưới Y tế - Môi trường (Réseau santé environnement) và Hội Các thế hệ tương lai (Générations futures) đã nêu bật tác hại của perchloroethylene (còn gọi là PERC). PERC là chất khí được phun vào máy trong quá trình giặt khô, nhằm tẩy sạch quần áo. Có thể nói, PERC đóng vai trò như bột giặt, và người ta đã sử dụng nó trong thời gian rất dài, đóng vai trò rất quan trọng trong việc đem lại sự sạch sẽ, mới đẹp của quần áo giặt khô.
Thế nhưng, PERC được xác định là một trong những nguyên nhân đẩy nhanh tỉ lệ ung thư. Tiếp xúc trong thời gian dài, chất này gây ra biến đổi của tế bào trong cơ thể, tăng mạnh những gốc tự do, và từ đó khả năng nhiễm độc của con người cao gấp nhiều lần.
Theo ông André Cicolella, thuộc Mạng lưới Y tế - Môi trường, được AFP trích dẫn, 250 microgram/m3 là tiêu chuẩn PERC được chấp nhận theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, nhưng những người sống chung quanh các cơ sở giặt ủi khô trung bình phải tiếp xúc với nồng độ 2.000 microgram/m3. Sở dĩ, các tổ chức bảo vệ môi trường phải lên tiếng vì gần đây đã có một ca tử vong vì hít phải hơi PERC. Nạn nhân là cụ José-Anne Bernard, ngoài 70 tuổi, qua đời năm 2009.
Không những những người trực tiếp sống ở gần cơ sở giặt ủi, đôi khi vì thiếu hiểu biết, các gia đình cũng sử dụng PERC để giặt khô, vô tình gây hại cho sức khỏe. Theo lời khuyên của các chuyên gia, để hạn chế điều này, khi giặt, bạn chỉ nên sử dụng nước – hơi nước, Siloxane – dung môi an toàn hơn, ngoài ra khí carbon ở nhiệt độ thấp cũng có thể sử dụng.
Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng những biện pháp mạnh để ngăn cấm hoàn toàn PERC, tuy nhiên hiện nay nước ta vẫn chưa kiểm soát được vấn đề này. Nếu cảm thấy nghi ngờ, khuyên bạn hãy hạn chế tối đa việc giặt tẩy ở tiệm, cố gắng sử dụng các phương pháp giặt tẩy quần áo an toàn tại nhà, bạn nhé!
Các tin khác
- Máy giặt 10kg phù hợp cho những gia đình nào? (14/03/2016)
- Mua máy giặt cửa ngang đang là xu hướng mới nhất hiện nay (17/03/2016)
- Máy giặt cửa trên có những ưu điểm nào? (23/03/2016)
- Tiêu chuẩn chọn máy giặt tiết kiệm điện (29/03/2016)
- Chọn lựa máy giặt giá rẻ tốt nhất 2016 (01/04/2016)
- Nên mua máy giặt lồng đứng của hãng nào? (05/04/2016)
- Những máy giặt 10 kg giá rẻ tốt nhất 2016 (08/04/2016)
- Có 4 triệu nên mua loại máy giặt nào? (13/04/2017)
- Máy giặt lồng ngang dưới 10 triệu tốt nhất hiện nay (17/06/2017)
TIN TỨC MỚI NHẤT
- Nguyên nhân và cách khắc phục máy giặt giặt không sạch
- Nguyên nhân và cách khắc phục máy giặt bị rò nước
- Nguyên nhân và cách khắc phục máy giặt bị rò điện
- Tự khắc phục máy giặt không mở được cửa
- Cách tự khắc phục máy giặt kêu to hiệu quả nhất
- 5 lý do để sửa chữa điện lạnh tại Bách Khoa Hà Nội
- Hướng dẫn cách chọn mua máy giặt
- 3 dòng máy giặt bạn cần lưu ý khi chọn mua
- Những chiếc máy giặt "made in Việt Nam"
- Mẹo chọn mua máy giặt vừa đẹp, vừa rẻ
Tư vấn và hỗ trợ
Hotline:
0935.55.88.33 - 02439.162.162
Kỹ thuật viên: 0938.111.053
- K1 Bách Khoa: 02439.162.162
- 39 Hai Bà Trưng: 0914.30.30.86
- C4 Thanh Xuân: 0917.555.162
- 79 Thuỵ Khuê: 0918.62.33.00
- 118 Nguyễn Văn Cừ: 0936.203.568
- 133 Thái Hà: 0917.260.289
- Linh Đàm: 0915.633.186
- 66 Cầu Giấy: 0934.65.98.68