Máy giặt Electrolux được nhiều người Việt Nam tin dùng nhờ độ bền và hiệu quả cao cùng với nhiều tính năng vượt trội. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, thiết bị cũng không thể tránh khỏi các sự cố. Không chạy, không hoạt động là một trong những lỗi thường gặp nhất trên máy giặt Electrolux.
Nguyên nhân khiến máy giặt Electrolux không hoạt động
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến sự cố này, bao gồm cả những nguyên nhân cơ bản, có thể dễ dàng sửa máy giặt Electrolux tại nhà đến những nguyên nhân phức tạp hơn và cần phải gọi tới dịch vụ bảo hành máy giặt Electrolux để xử lý.
1. Sự cố về nguồn điện
Nhiều khả năng máy giặt của bạn không hoạt động là bởi nguồn điện gia đình yếu, không cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho máy vận hành. Trong nhiều trường hợp khác, có thể sự cố bắt nguồn từ ổ cắm, dây nguồn hay phích cắm. Các bộ phận này gặp vấn đề sẽ khiến dòng điện không được truyền tới thiết bị đúng cách. Điều này không chỉ khiến thiết bị không hoạt động mà còn có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người dùng và gia đình.
2. Cửa đóng không chặt hoặc công tắc cửa bị lỗi
Để đảm bảo an toàn cho người dùng, đặc biệt là trẻ em, máy giặt Electrolux chỉ hoạt động khi cửa được đóng chặt và công tắc cửa hoạt động bình thường. Khi cửa đóng, công tắc cửa sẽ gửi tín hiệu đến bo mạch điều khiển để thiết bị bắt đầu thực hiện chu trình giặt. Trong thời gian thiết bị vận hành, người dùng cũng không thể mở được cửa nếu không tạm dừng chu trình.
Chính vì lý do này nên có thể xảy ra một trong hai lỗi phổ biến với cửa máy dẫn đến máy giặt không hoạt động là cửa đóng không chặt, chốt cửa chưa vào đúng vị trí hoặc công tắc cửa bị lỗi nên kể cả đã đóng chặt, bo mạch điều khiển cũng không nhận được tín hiệu.
Ngoài ra, không ít trường hợp là do có quá nhiều quần áo bên trong lồng giặt, khiến một số đồ bị đẩy ra ngoài và làm cản trở việc đóng cửa hoặc kẹt ở cửa khiến cửa không thể đóng hoàn toàn.
3. Mã lỗi
Nếu sau khi đã cài đặt các chế độ và bấm nút nguồn để máy bắt đầu giặt nhưng thiết bị chỉ hoạt động trong vài phút rồi ngừng hoặc không hoạt động, có thể đã xảy ra lỗi. Dựa vào các ký hiệu của mã lỗi trên bảng điều khiển, người dùng có thể xác định được máy giặt đang gặp phải vấn đề gì, nguyên nhân do đâu và xử lý như nào. Mã lỗi có thể xảy ra với bất kỳ máy giặt nào, dù bạn mới mua hay đã sử dụng trong thời gian dài và bạn có bảo quản, vệ sinh thiết bị ra sao.
4. Các bộ phận, linh kiện bên trong gặp sự cố
Cấu tạo của máy giặt rất phức tạp với nhiều bộ phận, linh kiện bên trong cấu trúc máy, ví dụ như bo mạch điều khiển, dây curoa, motor…, thực hiện các nhiệm vụ khác nhau để máy có thể hoạt động bình thường. Chỉ cần một trong những bộ phận này gặp sự cố, thiết bị không thể vận hành bình thường.
Khắc phục sự cố máy giặt Electrolux không hoạt động
Trước khi liên hệ tới trung tâm bảo hành máy giặt Electrolux, bạn có thể thử một số cách sửa máy giặt Electrolux tại nhà. Những cách khắc phục dưới đây phù hợp với hầu hết người dùng, kể cả những người không có kinh nghiệm sửa chữa hay bảo hành máy giặt Electrolux.
1. Kiểm tra hệ thống ổ điện, dây nguồn và phích cắm
Trước hết, hãy kiểm tra ổ cắm. Bạn có thể kiểm tra bằng cách quan sát hoặc nếu nghi ngờ vấn đề nằm ở ổ cắm, hãy thử cắm các thiết bị khác vào ổ cắm được sử dụng và xem chúng có hoạt động bình thường không. Nếu không, vấn đề nằm ở đây. Bạn có thể chuyển thiết bị sang ổ cắm khác hoạt động bình thường. Đối với ổ cắm không có điện, bạn có thể gọi thợ điện hoặc nhờ người có kinh nghiệm về điện kiểm tra lại bởi có thể ổ cắm được lắp đặt không đúng nên không thể hoạt động.
Nếu thiết bị thử vẫn hoạt động bình thường, hãy kiểm tra tới dây nguồn. Dây nguồn bị đứt có thể khắc phục bằng băng dính điện nhưng sẽ còn phụ thuộc vào mức độ hư hỏng của nó. Trong một số trường hợp, thay dây nguồn mới sẽ là giải pháp tốt hơn.
Hãy đảm bảo phích cắm được cắm chặt vào ổ điện. Cắm phích cắm quá lỏng không chỉ khiến máy giặt không hoạt động mà còn có thể gây giật điện, rò rỉ điện hoặc tạo ra các tia lửa khiến ổ cắm bị nóng chảy và rất nguy hiểm cho gia đình.
Trong trường hợp, nguồn điện yếu, điện áp gia đình thấp thì sử dụng ổn áp chính là giải pháp cho bạn. Thiết bị này sẽ giúp ổn định điện áp gia đình bạn, tránh xảy ra tình trạng điện áp thay đổi thất thường, rất dễ làm hư hỏng các thiết bị điện.
2. Đóng chặt cửa máy giặt và thay công tắc nếu cần
Cửa máy giặt Electrolux thường khó đóng và người dùng có thể sẽ phải sử dụng lực mạnh để đóng cửa. Đôi khi sẽ xảy ra trường hợp bạn nghĩ mình đã đóng cửa nhưng thực chất chốt cửa chưa được đặt vào đúng vị trí nên cho dù bạn không thể mở được cửa nhưng cửa vẫn chưa thực sự được đóng kín. Cửa chỉ được đóng đúng cách nếu bạn nghe thấy tiếng “click” khi đóng.
Đảm bảo máy giặt không bị quá tải hay có quần áo hoặc bất kỳ vật gì kẹt ở cửa khiến cửa không thể đóng hoàn toàn. Nếu nhận thấy có quá nhiều quần áo, bạn nên chia chúng thành nhiều lần giặt. Việc này vừa giúp máy không bị quả tải vừa tăng hiệu quả giặt giũ.
Vấn đề sẽ phức tạp hơn nếu công tắc cửa bị lỗi. Lúc này, kể cả khi bạn chắc chắn cửa đã được đóng kín thì máy giặt có thể vẫn không hoạt động. Đối với công tắc cửa, chúng tôi khuyên bạn nên liên hệ tới dịch vụ bảo hành máy giặt Electrolux để được nhân viên hỗ trợ thêm bởi nhiều khả năng bạn sẽ cần thay công tắc cửa.
3. Kiểm tra mã lỗi
Có nhiều mã lỗi có thể khiến máy giặt không hoạt động như mã E10, E20… Trước tiên hãy đọc hướng dẫn sử dụng đi kèm với thiết bị để biết cách xử lý mã lỗi đơn giản nhất. Nếu không thể xử lý theo các cách được gợi ý, bạn có thể sẽ cần gọi tới các cơ sở bảo hành máy giặt Electrolux. Tùy vào từng trường hợp, nhân viên có thể hỗ trợ bạn từ xa hoặc kỹ thuật viên sẽ tới tận nơi để kiểm tra, sửa máy giặt Electrolux tại nhà.
4. Reset thiết bị
Để reset máy giặt Electrolux, bạn chỉ cần rút phích cắm và đợi 5-10 phút trước khi cắm lại và khởi động máy giặt. Ngoài ra, bạn có thể reset qua 2 bước sau:
- Cắm nguồn điện vào máy giặt và bấm chuyển sang chế độ Spin (Vắt).
- Bấm giữ Start/Pause cho đến khi các đèn trên bảng điều khiển bắt đầu nhấp nháy (thường khoảng 20 - 30 giây). Đây là dấu hiệu bạn đã reset máy giặt thành công.
Lưu ý, reset không phải cách khắc phục có thể áp dụng trong mọi trường hợp và không phải lúc nào cũng thành công nếu bạn không xác định được nguyên nhân gốc rễ của sự cố. Do đó, bạn chỉ nên reset 1, 2 lần. Nếu reset quá nhiều, bạn không chỉ không sửa được máy giặt mà còn vô tình xóa mã lỗi, gây khó khăn cho kỹ thuật viên khi bảo hành máy giặt Electrolux.
5. Đợi máy ấm
Đây là cách khắc phục có thể thử với những máy giặt Electrolux mới mua và sử dụng lần đầu. Bạn sẽ cần để máy giặt không hoạt động trong vài giờ để làm ấm và máy sẽ bắt đầu hoạt động trở lại bởi nếu máy giặt hoàn toàn mới và được để ở nơi có nhiệt độ thấp (dưới 10–15 độ C),máy có thể gặp khó khăn khi khởi động lần đầu tiên.
Ngoài ra, vào mùa nồm tại miền Bắc nước ta, máy giặt có thể bị ẩm ướt, khiến mát không thể hoạt động được hoặc ngừng giữa chu trình giặt. Hãy thử dùng máy sấy để sấy bên trong và bên ngoài thiết bị, kể cả các ngăn đựng chất tẩy rửa.. Sau đó, khởi động lại để kiểm tra xem thiết bị đã hoạt động bình thường chưa.
6. Liên hệ chuyên gia
Cách khắc phục cuối cùng bạn có thể thực hiện là gọi tới trung tâm bảo hành máy giặt Electrolux khi các cách khắc phục trên không có hiệu quả hoặc nghi ngờ xảy ra vấn đề liên quan tới bo mạch, bộ phận hay linh kiện bên trong máy giặt. Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra và sửa chữa thiết bị cho bạn.
Nhưng bạn nên chú ý lựa chọn các trung tâm, cơ sở uy tín để đảm bảo linh kiện được thay thế, nếu cần thiết, là linh kiện chính hãng và kỹ thuật viên thực sự có kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng.