Skip to content

Máy giặt Electrolux nháy đèn cảnh báo điều gì?

1 lượt đọc

Nếu máy giặt Electrolux đột nhiên nháy đèn liên tục thì cũng đừng lo lắng bởi tuy có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến sự cố này nhưng trong đó, bạn có thể dễ dàng kiểm tra một số nguyên nhân và khắc phục ngay tại nhà.

Trước khi đi sâu vào các nguyên nhân cũng như cách sửa máy giặt Electrolux cụ thể, chúng tôi cần lưu ý đến người dùng một số điểm sau:

  • Rút phích cắm của thiết bị trước khi kiểm tra để đảm bảo không có dòng điện truyền đến máy giặt, gây nguy hiểm cho người dùng.
  • Kiểm tra các nút chức năng có thể có trên bảng điều khiển của thiết bị. Thiết bị có thể nháy một số hoặc tất cả các tổ hợp đèn LED trên bảng điều khiển khi bắt đầu hoặc đang ở trong một chu trình.
  • Nếu đèn sáng vào cuối chu trình thì chu trình đó có thể đã kết thúc. Thường khi chu trình kết thúc, chữ "End” (Kết thúc) có hiển thị trên bảng điều khiển. Sau đó, kiểm tra xem cửa có mở được không để chắc chắn chu trình đã kết thúc. Hãy nhớ rằng phải mất khoảng 3 - 5 phút thì cửa mới mở sau khi kết thúc một chu trình để đảm bảo an toàn cho người dùng.

Hãy kiểm tra các lưu ý trên trước để chắc chắn máy giặt của bạn nháy đèn là cảnh báo sự cố của thiết bị. 

Nguyên nhân khiến máy giặt Electrolux nháy đèn

Nếu thiết bị nháy đèn mà không phải do cài đặt của hệ thống, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo có sự cố bên trong thiết bị và người dùng cần nhanh chóng xác định nguyên nhân và sửa máy giặt Electrolux tại nhà.

1. Nước cấp vào máy chậm hoặc không cấp nước

Khi cài đặt chức năng và mực nước, thiết bị sẽ tự động ước tính thời gian và thời điểm cấp nước cho chu trình giặt. Nếu nước không được cấp vào trong thời gian quy định hoặc cấp nước nhưng lượng nước ít, không đủ theo cài đặt thì máy giặt Electrolux sẽ nháy đèn để thông báo cho người dùng về sự cố này.

Ngoài đèn nháy, bạn có thể thấy trên bảng điều khiển của máy giặt sẽ xuất hiện mã lỗi E11, EC1, EF4 hoặc E10.

Mã lỗi E10 khiến máy chậm hoặc không cấp nước
Mã lỗi E10 khiến máy chậm hoặc không cấp nước

2. Lỗi ống thoát nước hoặc bơm xả

Bơm xả và hệ thống thoát nước có chức năng xả nước ra ngoài sau chu trình xả để tiến vào chu trình vắt. Nhưng khi bơm xả hoặc đường ống thoát nước gặp sự cố, thường là do bị tắc nghẽn, nước sẽ không được thoát ra hoặc thoát chậm, làm lồng giặt bị ngập nước dù đã đến chu trình vắt. Để chắc chắn là vấn đề do bơm xả, bạn có thể thấy mã lỗi E20 trên bảng điều khiển.

3. Cửa chưa được đóng hoặc đóng không đúng cách

Không chỉ với mặt giặt Electrolux mà hầu hết các mẫu máy giặt hiện đại ngày nay đều được thiết kế với cơ chế an toàn: Không bắt đầu chu trình, ngừng giữa chu trình hoặc báo lỗi khi cửa chưa được đóng hoặc đóng không chặt. Cơ chế này có tác dụng đảm bảo an toàn cho người dùng khi thiết bị vận hành, tránh tình trạng cửa bị mở bung ra giữa chu trình hay trẻ em vô tình mở cửa… 

Ở cửa máy giặt sẽ có chốt và dây dẫn trực tiếp tới bo mạch điều khiển. Nếu cửa được đóng đúng cách, chốt sẽ truyền tín hiệu đến bo mạch và bắt đầu chu trình giặt. Ngược lại, khi cửa đóng không đúng cách, không đóng cửa hay chốt cửa bị hỏng… tín hiệu sẽ không được truyền tới và máy giặt sẽ hiện mã lỗi E40, E41, E42 và nháy đèn.

4. Nguồn điện không ổn định

Có nhiều nguyên nhân có thể khiển nguồn điện không ổn định như: điện áp tăng, giảm bất thường, phích điện cắm lỏng, ổ điện bị quá tải… Nếu có vấn đề với nguồn điện, thiết bị có thể báo lỗi EH2, Eh3 và người dùng cần nhanh chóng kiểm tra nguồn điện. Trong một số trường hợp, do không kiểm tra kịp thời nên ổ điện có thể bị chập cháy, làm hư hỏng cả ổ điện và dây nguồn của máy giặt, thậm chí có nguy cơ cháy nổ.

5. Lỗi bo mạch điều khiển

Bo mạch được cấu tạo bởi nhiều mạch điện và các IC nhỏ với nhiều chức năng khác nhau. Trong quá trình sử dụng, bo mạch có thể bị hư hỏng, trục trặc. Đây là nguyên nhân phức tạp nhất đối với các thiết bị điện lạnh bởi bộ phận này nằm sâu bên trong máy giặt, khó tiếp cận và khó sửa chữa.

Máy không hoạt động bình thường có thể do lỗi bo mạch điều khiển
Máy không hoạt động bình thường có thể do lỗi bo mạch điều khiển

Sửa máy giặt Electrolux nháy đèn liên tục

1. Kiểm tra nguồn nước cấp vào máy giặt

Nếu nhận thấy nước không được cấp vào thiết bị trong chu trình giặt, bạn nên kiểm tra van cấp nước đầu tiên. Hãy chắc chắn van đã được mở để nước được cấp vào. Nếu van mở, hãy kiểm tra xem nước có đang bị rò rỉ ở đầu van hoặc ở đầu ống dẫn hãy không. Nếu có, hãy vặn chặt lại đầu nối ở vị trí bị hở.

Tiếp theo hãy kiểm tra đường ống dẫn nước xem có đang bị tắc nghẽn hoặc có vật cản ở trong ống hay không. Bạn có thể sử dụng quy hoặc gậy dài để loại bỏ vật cản và thông tắc cho đường ống.

2. Kiểm tra hệ thống thoát nước, bơm xả

Tương tự như với đường ống cấp nước, bạn nên kiểm tra xem ống xả và cửa xả của máy giặt có đang bị tắc nghẽn không và vệ sinh để loại bỏ bụi bẩn gây tắc, nếu cần.

Đối với bơm xả, nếu bơm không hoạt động bình thường, bạn có thể sẽ phải gọi chuyên gia tới tận nơi để bảo hành máy giặt Electrolux. Họ sẽ có đủ chuyên môn và kinh nghiệm để kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế bơm xả.

3. Đóng chặt cửa

Hãy chắc chắn trước khi bắt đầu cài đặt chu trình giặt, bạn đã đóng chặt và kín cửa. Thông thường, cửa máy giặt Electrolux thường khó đóng nhưng khi đóng cửa vào đúng chốt, bạn sẽ nghe thấy tiếng “click”. Nếu bạn không nghe thấy gì thì có nghĩa là cửa chưa được đóng đúng cách. Hãy mở ra và đóng lại.

Đảm bảo trước khi bắt đầu cài đặt chu trình giặt cần đóng chặt và kín cửa
Đảm bảo trước khi bắt đầu cài đặt chu trình giặt cần đóng chặt và kín cửa

Trong trường hợp bạn chắc chắn cửa đã được đóng kín nhưng vẫn xảy ra sự cố tương tự, hãy liên hệ trung tâm bảo hành máy giặt Electrolux bởi có thể chốt cửa bị hư hỏng và cần được thay thế.

4. Kiểm tra nguồn điện

Trước tiên, kiểm tra toàn bộ hệ thống cấp điện bao gồm ổ điện, phích cắm, dây điện để đảm bảo không có gì bất thường. Nếu có hiện tượng chập cháy, cần ngay lập tức dập cầu dao và đợi một vài phút trước khi cẩn thận rút phích cắm ra và liên hệ tới thợ điện chuyên nghiệp.

Khi phích cắm hoặc dây nguồn của máy giặt bị hư hỏng, bạn sẽ cần thay thế chúng. Bạn có thể đến các cơ sở bảo hành máy giặt Electrolux uy tín để mua bộ phận thay thế và tự thực hiện tại nhà hoặc liên hệ kỹ thuật viên đến để hỗ trợ.

Kiểm tra lại nguồn điện đảm bảo không có gì bất thường
Kiểm tra lại nguồn điện đảm bảo không có gì bất thường

Trong trường hợp, điện áp gia đình bạn bị yếu và thường xuyên tăng, giảm thất thường, chúng tôi khuyên bạn nên mua ổn áp để ổn định điện áp và đảm bảo an toàn khi sử dụng các thiết bị điện lạnh.

5. Liên hệ chuyên gia

Do tính phức tạp của bo mạch, bạn không thể tự sửa chữa bộ phận này tại nhà. Hãy gọi chuyên gia bảo hành máy giặt Electrolux để họ tới kiểm tra thiết bị cho bạn.

Tham khảo từ: hc.com.vn

1 bầu chọn /trung bình: 5