Lồng máy giặt Electrolux không quay là sự cố phổ biến nhưng cách khắc phục vấn đề có thể gây khó khăn cho người dùng bởi nó thường liên quan tới các bộ phận, linh kiện bên trong của thiết bị.
Lưu ý, chúng tôi không khuyến khích người dùng tự sửa máy giặt Electrolux tại nhà, đặc biệt với người dùng thông thường, không có kinh nghiệm sửa chữa, bảo hành máy giặt Electrolux.
1. Chưa tháo ốc cố định máy giặt
Máy giặt mới mua thường sẽ có 3 con ốc cố định ở mặt lưng. Những con ốc này có mục đích cố định lồng giặt khỏi bị rung lắc, va đập trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên, chúng phải được loại bỏ ngay khi đã được lắp đặt xong, nếu không, lồng giặt không những không quay đúng cách mà còn khiến thiết bị rung lắc rất mạnh, thậm chí có thể gây hư hỏng các bộ phận khác.
Nếu để tình trạng này tiếp diễn, máy giặt Electrolux của bạn sẽ bị hỏng nặng và khả năng phải thay máy mới rất cao. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải chi trả hết các khoản phí bảo hành máy giặt Electrolux hoặc mua máy mới bởi đây không phải do lỗi của nhà sản xuất.
Vấn đề này thường gặp ở những thiết bị do chính người dùng lắp đặt hơn là do thợ chuyên nghiệp thực hiện. Do đó, nếu bạn đang có ý định tự lắp đặt máy giặt Electrolux tại nhà, bước đầu tiên cần làm là tháo ốc cố định. Bạn chỉ cần dùng cờ lê để vặn các ốc ngược chiều kim đồng hồ và dùng nắp cao su đi kèm trong hộp đựng máy để đậy vào vị trí của ốc là được.
2. Dây curoa bị đứt
Dây curoa truyền động có thể là bộ phận cần được kiểm tra đầu tiên khi lồng máy giặt Electrolux không quay. Nhiệm vụ của dây curoa là truyền tải chuyển động, kết nối các linh kiện truyền động trong máy giặt với nhau và giúp thiết bị có thể vận hành trơn tru, hiệu quả trong suốt chu trình.
Khi dây curoa bị đứt, giãn và rơi ra, xung lực từ động cơ đang chạy không được truyền đến trục lồng giặt. Bên cạnh việc lồng giặt không quay hay máy giặt không hoạt động, máy giặt có âm thanh lớn bất thường có thể là một dấu hiệu cảnh báo dây curoa bị đứt.
So với các nguyên nhân tiềm ẩn khác có thể xảy ra thì việc dây curoa bị đứt sẽ dễ khắc phục hơn và bạn có thể cân nhắc thực hiện tại nhà:
- Ngắt kết nối máy giặt với nguồn điện để đảm bảo an toàn trong quá trình sửa chữa. Ngắt kết nối với nguồn nước.
- Kéo máy giặt ra xa khỏi tường để có thể tiếp cận với mặt sau (máy giặt cửa trước). Đối với máy giặt cửa trên, dây curoa sẽ nằm ở bên dưới của thiết bị.
- Dùng tua vít để tháo các con ốc ở mặt trên để tháo mặt sau (mặt dưới) của máy giặt.
- Xác định vị trí dây curoa của máy giặt. Dây curoa là sợi dây cao su màu đen, nối bánh đà với động cơ. Nếu cần thiết, hãy tra cứu hình ảnh của dây curoa trên Internet để xác định dễ dàng hơn.
- Tháo kẹp nối khớp cao su đồng thời vệ sinh vành đai ổ đĩa và các linh kiện khác.
- Nếu nhận thấy dây curoa chỉ bị rơi ra khỏi bánh răng, tình trạng dây bình thường, không bị giãn, đứt, bạn chỉ cần lắp lại vào vị trí ban đầu.
- Nhưng khi dây curoa bị đứt, bạn sẽ phải mua dây mới. Bạn có thể tìm mua dây curoa thay thế tại trung tâm bảo hành máy giặt Electrolux để đảm bảo về chất lượng. Lưu ý, cần mua đúng loại và kích cỡ dây curoa cho máy giặt Electrolux của bạn. Thông số dây sẽ được in trực tiếp trên dây. Để chắc chắn, bạn có thể mang dây bị đứt đến trung tâm để hỏi mua trực tiếp.
- Sau khi đã mua dây mới, hãy lắp lại dây curoa bằng cách đưa dây vào vị trí của động cơ trước khi đưa lên bánh đà.
- Kiểm tra và gắn lại các khớp nối cao su và các kẹp trên vành đai máy giặt.
- Đặt máy lại vị trí ban đầu nếu bạn cần đặt máy nằm hoặc nghiêng khỏi vị trí.
- Cắm lại dây nguồn và kiểm tra hoạt động của máy giặt.
Dù tự thay dây curoa nằm trong khả năng của hầu hết người dùng nhưng nếu không có chuyên môn và các dụng cụ cần thiết, bạn nên liên hệ dịch vụ bảo hành máy giặt Electrolux để tránh xảy ra hư hỏng trong quá trình thay thế.
3. Vật thể lạ kẹt trong lồng giặt
Thông thường, các vật nhỏ như kẹp giấy, chìa khóa, tiền xu, nút áo, kẹp tóc… rơi ra từ quần áo, có thể làm kẹt lồng giặt, hỏng thành kim loại hoặc làm tắc nghẽn bộ lọc máy giặt. Trong trường hợp này, máy sẽ có biểu hiện như đột nhiên dừng lại và kêu to, đồng thời hiển thị mã lỗi.
Lúc này không được khởi động lại chương trình giặt bởi có thể làm cho các vật thể bị kẹt lọt sâu hơn vào bên trong máy. Bạn nên cẩn thận tháo các vật dụng này ra ngoài, tránh làm trầy xước lồng giặt.
Trước khi giặt đồ, bạn nên kiểm tra kỹ túi quần, túi áo và bỏ các vật dụng không cần thiết ra bên ngoài, tránh giặt đồ có đính các phụ kiện cứng, nhọn để ngăn ngừa trường hợp tương tự xảy ra trong tương lai.
4. Motor máy giặt bị hỏng
Motor máy giặt là bộ phận chịu trách nhiệm tạo chuyển động quay cho lồng giặt trong suốt quá trình thiết bị vận hành. Motor được lắp trực tiếp lên lồng giặt để đảm bảo khả năng vận hành của máy được tốt nhất. Chính bởi vậy, khi bộ phận này bị hư hỏng, lồng giặt sẽ không thể quay được.
Thông thường, khi máy giặt hoạt động và motor vận hành bình thường, bạn sẽ nghe thấy tiếng động cơ. Nhưng nếu không có tiếng động gì hoặc có âm thanh kỳ lạ, khác thường, nhiều khả năng motor đã bị hỏng và bạn cần liên hệ cho chuyên gia bảo hành máy giặt Electrolux để được tư vấn và hỗ trợ sửa chữa.
5. Bo mạch điều khiển bị lỗi
Bo mạch điều khiển là “bộ não” của máy giặt nên khi bộ phận này bị trục trặc hay hư hỏng, máy giặt không thể hoạt động bình thường. Trong trường hợp này, lồng giặt không quay do không nhận được tín hiệu từ bo mạch.
Chúng tôi khuyên bạn nên liên hệ tới các trung tâm, cơ sở bảo hành máy giặt Electrolux càng sớm càng tốt bởi một khi bo mạch điều khiển bị hư hỏng, bạn sẽ không thể dùng được máy giặt, bất kể với chức năng nào. Tuyệt đối không tùy tiện tháo rời thiết bị để sửa chữa bo mạch bởi bộ phận này rất phức tạp, kể cả với kỹ thuật viên chuyên nghiệp.