Hướng dẫn liên quan:
- Sửa Tủ Lạnh Side by Side Tại Nhà Hà Nội
- Người dùng lo lắng khi tủ lạnh mới bị nóng 2 bên
- Sửa Tủ Lạnh Tại Nhà Hà Nội
1- Tủ lạnh phát nổ dữ dội vì để đồ uống có ga trong ngăn đá tủ lạnh
- Những trường hợp tủ lạnh nổ tung cực nguy hiểm
Cháu Nguyễn Văn Minh (Hà Nội) khi được bố sai là để lon bia vào tủ lạnh cho mát nên cháu không biết đã cho lon bia vào ngăn đá tủ lạnh. Không lâu sau, tủ lạnh bị nổ tung khi cửa ngăn đá bị bật ra, lon bia vỡ tung cùng thức ăn trong tủ lạnh vương vãi ra khắp bếp. Cả nhà rất lo sợ liền ngắt điện tủ lạnh, kiểm tra lại mới tá hỏa là do bé Minh đặt lon bia trong tủ lạnh bị đông đá dẫn đến nổ.
Không may mắn như gia đình bé Minh, một cậu bé bật lon coca được lưu trữ trong ngăn đá của tủ lạnh ra, chiếc lon đột nhiên phát nổ và khiến cậu bé bị thương. Miệng của cậu rách dài vì các mảnh vỡ của lon coca phát nổ, găm vào khiến miệng cậu bé bị khâu 38 mũi. Một trường hợp khác là cậu bé người Thượng Hải (Trung Quốc) gặp nạn khi mở lon pepsi lấy ra từ ngăn đá. Lon nước phát nổ, khiến các mảnh vỡ văng vào mặt, làm cậu bé phải khâu 31 mũi.
Năm 2013, một cánh cửa ngăn đá tủ lạnh trong phòng chơi bài bỗng dưng phát nổ và bật ra, khiến hai người đàn ông đang chơi bài bị thương ở thắt lưng. Sau khi kiểm tra, nguyên nhân là do lực tác động của đồ uống có ga trong tủ lạnh phát nổ gây ra.
Những lon nước ngọt có ga khi để vào ngăn đá tủ lạnh sẽ phát nổ rất nguy hiểm.
- Tại sao cho đồ uống có ga vào ngăn đá tủ lạnh lại phát nổ?
Chắc chắn những người có thói quen uống đồ uống có ga rất ít người biết tới điều này bởi nếu cho lon nước có gà vào trong ngăn đá tủ lạnh, nó sẽ phát nổ. Bởi khi cho lon nước có ga vào ngăn đá, các lon nước ngọt có gas rất nhạy cảm với nhiệt độ, nóng hoặc lạnh đều sẽ biến nó thành "bom" và phát nổ rất dữ dội. Nhiều người không bao giờ để ý đến lời cảnh báo của nhà sản xuất nước ngọt là "Không đốt nóng hoặc đóng đá lạnh 0 độ C" và sinh ra các tai nạn nguy hiểm khi dùng đồ uống có ga để trong ngăn đá.
Để đồ uống có ga đóng hộp vào ngăn đá, cần xem xét hai yếu tố:
Đầu tiên, khi nhiệt độ nước giảm, khối lượng sẽ tăng lên. Vì vậy, sau khi nước coca bị đông đá, khối lượng của nó sẽ tiếp tục tăng lên, khiến chiếc lon bị biến dạng và cuối cùng sẽ phát nổ.
Thứ hai, khi chất lỏng đóng băng (hoặc đóng băng một phần),độ hòa tan khí sẽ thay đổi, khí carbon dioxide trong đồ uống có ga sẽ được giải phóng ra, làm tăng áp lực trong lon. Cùng với sự gia tăng về khối lượng của chất lỏng, lon đựng nước sẽ phải chịu áp lực rất lớn. Lúc này khi mở lon nước giải khát có ga ra, rất dễ phát sinh nguy hiểm.
Khi nước ngọt có ga bao hàm khí carbon dioxide được cho vào ngăn đá tủ lạnh dưới 0 độ C, sẽ không nhanh chóng bị đóng băng vì điểm đóng băng của nước ngọt đã bị khí carbon dioxide làm giảm bớt.
Như vậy, trong một phạm vi nhiệt độ nhất định dưới 0 độ C, nước ngọt có ga vẫn là thể lỏng, và khối lượng sẽ liên tục được tăng lên, gây áp lực lên phần bên trong lon nước. Nếu đồ uống có ga trước khi đông thành đá hết, vẫn còn ở trạng thái lỏng, thì khi mở ra, áp lực sẽ đẩy phần nước ngọt chưa bị đóng băng ra ngoài; áp lực trong đó đương nhiên sẽ giảm, lượng carbon dioxide hòa tan sẽ được phóng thích ra ngoài. Hỗn hợp của nước ngọt và khí phun ra từ miệng lon sẽ lớn, quá trình này quả thật rất mạnh mẽ, nên thường xảy ra những sự cố đáng tiếc cho con người.
Vì vậy, trong thời tiết nắng nóng, để hạn chế tuyệt đối các trường hợp nguy hiểm do sử dụng tủ lạnh, các bạn nên cảnh báo để gia đình, người thân của mình biết, tránh việc để tủ lạnh phát nổ dữ dội vì để đồ uống có ga trong ngăn đá tủ lạnh.
2- Tủ lạnh có thể thành bom nếu tủ lạnh quá cũ, đã sửa chữa nhiều lần
- Những trường hợp tủ lạnh nổ tung nguy hiểm
Cuối năm 2013, một biệt thự 3 tầng ở khu đô thị Pháp Vân (Hà Nội) bất ngờ bốc cháy dữ dội và nguyên nhân được cho là nổ bình gas tủ lạnh. Theo các chuyên gia, nguy cơ cháy nổ tủ lạnh không nhiều nhưng vẫn xảy ra.
Ngoài vụ cháy nhà tại khu đô thị Pháp Vân, Hà Nội trên, nổ bình gas tủ lạnh còn là nguyên nhân của một số vụ việc khác khiến chủ nhà bị thương, gây sập tường, hư hỏng đồ đạc ở Bình Chánh (TP HCM),Lâm Đồng...
- Tại sao có trường hợp phát nổ tủ lạnh?
Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Tiến, Viện Khoa học công nghệ Việt Nam cho biết, trong tủ lạnh gồm gồm dàn lạnh, dàn nóng, bình gas, máy nén, các ống dẫn... Đặc biệt tủ lạnh còn có bình gas có chức năng bơm gas lên dàn lạnh phục vụ quá trình làm lạnh, máy nén giúp gas lưu thông trong tủ lạnh. Khi tủ lạnh hoạt động, máy nén sẽ chuyển gas ở dạng khí sang dạng lỏng và đưa gas tuần hoàn làm lạnh khắp máy.
Ông cho biết các trường hợp tủ lạnh quá cũ hoặc được sửa chữa nhiều lần, thay gas nhiều lần dễ dẫn đến trường hợp này. Bởi khi sửa chữa gas nhiều, bình gas có cặn bẩn gây tắc ống mao nối từ dàn ngưng đến dàn bay hơi, giảm khả năng làm mát, dẫn đến áp suất hệ thống quá cao, dễ cháy nổ. Ngoài ra, do máy nén là loại kín nên các cuộn dây điện có thể bị chập, chạm, gây ra tia lửa điện và làm gas bắt lửa
Sử dụng tủ lạnh quá cũ, đã được sửa chữa nhiều lần sẽ có khả năng phát nổ do chập cháy, nổ bình gas...
Ngoài ra, tủ lạnh cháy nổ còn do điện áp tăng đột ngột, máy nén liên tục đưa hơi gas vào dàn nóng, làm tăng áp suất của gas, dẫn tới cháy nổ.
Theo tiến sĩ Phan Tuấn Anh, thành viên cộng đồng Kỹ sư cơ điện lạnh Việt Nam, gas sử dụng trong tủ lạnh chủ yếu là gas truyền thống CFC (Chloro Fluoro Carbon) và gas LPG (Liquefied Petroleum Gas). CFC có ưu điểm không bắt lửa, không gây cháy nổ, nhưng chứa một số chất độc hại gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới tầng ozone. LPG có thành phần chính là propane và butane, khí gas tự nhiên nhưng có nhược điểm dễ cháy, dễ gây nổ...
“Các trường hợp tủ lạnh cháy nổ nhiều khả năng là sử dụng gas thân thiện môi trường. Khi có sự cố xảy ra như máy nén chập điện, gas sẽ dễ dàng bắt lửa”, tiến sĩ Tuấn Anh nói. Cũng theo ông, do bình gas tủ lạnh có vỏ bằng thép bao bọc khá chắc chắn nên khả năng tự cháy nổ khó xảy ra, chỉ trừ trường hợp gas bị xì (hở mối hàn, xì ống dẫn…) lại tiếp xúc với tia lửa điện (dây điện bị chập từ nhiều nguyên nhân) mới gây cháy.
3- Lời cảnh báo nhất định bạn cần biết khi sử dụng tủ lạnh tránh gây nổ
- Không mua/dùng tủ lạnh đã quá cũ
Trong thời tiết nắng nóng hiện nay, nhiều gia đình để tiết kiệm nên hay mua lại các tủ lạnh đã được thanh lý với giá khá rẻ, khoảng từ 500.000 đồng đến 2 triệu đồng/ tủ lạnh. Vì vậy, nếu không kiểm tra cẩn thận, bạn rất dễ mua phải tủ lạnh đã cũ nhưng được "đại tu" lại khiến tủ lạnh trông bền đẹp như mới. Tuy nhiên, chính những tủ lạnh ấy đã hết thời hạn khuyến cáo của nhà sản xuất từng hư hỏng, gỉ sét, nạp lại gas nhiều lần... mang lại nguy hiểm cho người sử dụng lại.
- Cần nhờ thợ có chuyên môn sửa chữa tủ lạnh để bảo dưỡng tủ lạnh
Việc tự ý sửa chữa hoặc nạp gas vào tủ lạnh khiến tủ lạnh nhà bạn có nguy cơ cháy nổ cao. Tốt nhất bạn nên mời thợ có chuyên môn về nạp gas hoặc hàn xì các bộ phận hư hỏng, bởi nếu nạp gas, hàn xì không đúng kỹ thuật sẽ gây cặn dẫn tới tắc ống, gây nổ. Ngoài ra, nếu tủ lạnh có các hiện tượng như không đông đá, hoặc đá đóng tràn cả ngoài khay, hoặc tủ không có hơi lạnh, cần đưa đến những cơ sở sửa chữa có uy tín để sửa chữa, không tự ý sửa chữa tại nhà nếu tủ lạnh hỏng hóc.
- Bảo dưỡng tủ lạnh mỗi tháng 1 lần
Nên bảo dưỡng tủ lạnh mỗi tháng 1 lần để kiểm tra tình trạng máy móc, bình gas và các bộ phận của tủ lạnh để đảm bảo tủ lạnh chạy an toàn cho người sử dụng.
- Lựa chọn hãng uy tín để mua tủ lạnh mới
Mua tủ lạnh của các siêu thị điện máy uy tín, chọn hãng uy tín chất lượng và có chế độ bảo hành rõ ràng.
- Lưu ý khi sử dụng tủ lạnh
Tủ lạnh bạn nên đặt xa các nguồn sinh nhiệt như (bếp, bình gas, lò nướng, hoá chất) 1-3 m, cách xa tường 10-15cm, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, tránh không gian quá ẩm.
- Một số dấu hiệu nhận biết tủ lạnh có vấn đề
Khi tủ lạnh của gia đình có vấn đề như: máy nén chạy liên tục không ngắt; sờ hai bên hông tủ thấy nóng bất thường; có tiếng lạ phát ra từ máy nén, máy nén toả hơi rất nóng; phin lọc phình to và có hiện tượng đọng sương… thì bạn nên ngắt điện tủ lạnh và nhờ thợ đến sửa tủ để đảm bảo an toàn.
Tủ lạnh cần được bảo dưỡng thường xuyên để kiểm tra máy móc, vận hành an toàn.
Trong những ngày gần đây, nắng nóng bất thường khiến nhà nhà đổ xô đi mua tủ lạnh để giữ đồ ăn và thức uống gia đình để tránh ôi thiu, làm lạnh làm đá để phục vụ nhu cầu của cả gia đình. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp thương tâm xảy ra khi dùng tủ lạnh sai cách, vì vậy, bài viết trên đây hi vọng sẽ cung cấp cho các bạn những kinh nghiệm sử dụng tủ lạnh chính xác nhất, cảnh báo những sai lầm khi dùng tủ lạnh để đảm bảo an toàn cho gia đình.
Hướng dẫn khác: