
Có nhiều nguyên nhân khiến tủ lạnh Samsung của bạn không mát. Đối với một số vấn đề, bạn có thể sửa tủ lạnh Samsung tại nhà nhưng một số khác lại cần sự hỗ trợ của chuyên gia.
Chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến những nguyên nhân phổ biến và đơn giản nhất mà hầu hết người dùng, không cần có kiến thức và kinh nghiệm, cũng có thể xử lý được. Tuy nhiên, nếu bạn không tự tin vào khả năng của bản thân hay những cách sửa tủ lạnh Samsung tại nhà dưới đây không hiệu quả, bạn vẫn nên gọi chuyên gia đến kiểm tra và chẩn đoán chính xác vấn đề.
1. Kiểm tra nguồn điện
Nếu xảy ra sự cố về nguồn điện, màn hình tủ lạnh Samsung không chỉ không phản hồi mà còn không hiển thị, kể cả khi bạn chạm vào. Vấn đề về nguồn điện không phải hiếm gặp và đây cũng là nguyên nhân của nhiều sự cố khác có thể xảy ra trên thiết bị điện của bạn.
Đối với loại sự cố này, bạn có thể thử khắc phục theo các cách sau:
- Nếu dây nguồn của thiết bị cắm lỏng lẻo hoặc rơi ra, bạn chỉ cần tháo ra khỏi ổ cắm và cắm chặt lại.

- Trong trường hợp dây nguồn vẫn cắm chặt ổ, khả năng ổ điện mới là nguyên nhân. Lúc này, bạn cần rút dây nguồn và cắm dây điện của một thiết bị khác (có thể là đèn hoặc sạc điện thoại) vào ổ cắm đó. Nếu đèn không sáng, điện thoại cũng không được sạc thì ổ cắm đang bị hỏng. Bạn có thể thử dập cầu dao, sau đó mở lại và thử cắm như trước để kiểm tra hoặc liên hệ thợ điện đến sửa chữa.
Lưu ý: Trên màn hình hiển thị mã lỗi 88 88 và không phản ứng lại thao tác của bạn thì có nghĩa là nguồn điện đã bị tắt đột ngột và có lại nhưng tủ lạnh không được khởi động lại đúng cách. Có hai cách sửa tủ lạnh Samsung bạn có thể áp dụng với mã lỗi này:
- Rút dây nguồn, đợi 5 phút và cắm lại. Đây là cách để reset tủ lạnh nhanh chóng nhất.
- Nếu có thời gian, bạn có thể đợi 2-3 tiếng (không mở cửa, không tắt nguồn, không thao tác với tủ) để tủ lạnh tự ổn định lại hệ thống.
2. Đóng kín cửa
Cửa tủ lạnh chỉ cần bị hở một khe nhỏ, không khí bên ngoài môi trường cũng có thể lọt vào bên trong, làm dao động nhiệt độ trong tủ khiến tủ lạnh Samsung không mát và thực phẩm cũng không được bảo quản thích hợp, nhanh hỏng và ôi thiu. Cửa tủ lạnh bị hở còn là nguyên nhân gây lãng phí năng lượng.
Do đó, ngay khi phát hiện cửa tủ lạnh bị hở, bạn cần nhanh chóng xác định nguyên nhân và tìm cách xử lý vấn đề trước khi phát sinh nhiều vấn đề hơn.

Gioăng cao su bẩn có thể tạo ra các khe hở đủ lớn để không khí bên ngoài tràn vào, ảnh hưởng đến quá trình làm mát. Nếu bạn thấy gioăng bẩn hoặc có hiện tượng đóng băng xung quanh gioăng, bạn cần vệ sinh gioăng cao su bằng nước và giấm trắng theo tỷ lệ 1:1 và để tủ lạnh rã đông trong 24 tiếng.
Nếu gioăng đã hỏng, rách thì bạn chỉ có thể thay gioăng mới. Thay thế gioăng cao su không quá khó khăn và bạn có thể tự thực hiện tại nhà nhưng nếu không thể, hãy liên hệ tới trung tâm bảo hành tủ lạnh Samsung.
3. Tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời hoặc các nguồn phát nhiệt khác
Nếu tủ lạnh đặt ở nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, vỏ ngoài sẽ hấp thụ nhiệt, làm tăng nhiệt độ xung quanh. Khi nhiệt độ quá cao, máy nén phải hoạt động nhiều hơn để duy trì nhiệt độ lạnh bên trong, dễ gây quá tải hoặc giảm hiệu suất và hạn chế khả năng làm mát.
Bạn cần để ý khi tủ lạnh đang được đặt ở nơi có ánh nắng trực tiếp hoặc gần nguồn nhiệt, hãy di chuyển tủ lạnh khỏi vị trí đó nếu có thể. Nếu không, bạn phải có biện pháp ngăn chặn ánh sáng và hơi nóng.
4. Giảm nhiệt độ của tủ
Đôi khi có thể là vô tình mà người dùng cài đặt nhiệt độ của tủ lạnh quá cao nên thiết bị không mát là điều bình thường. Bạn nên thường xuyên để ý đến nhiệt độ của tủ lạnh nếu không thực phẩm sẽ không được bảo quản đúng cách và vẫn có thể bị hỏng nhanh chóng dù để trong tủ lạnh.
Nếu nhiệt độ tủ quá cao, hãy giảm nhiệt độ xuống. Nhiệt độ lý tưởng cho ngăn mát là khoảng 3°C và -18°C cho ngăn đông. Cách điều chỉnh nhiệt độ cụ thể sẽ còn tùy thuộc vào model tủ lạnh bạn sử dụng nên bạn cần đọc trong hướng dẫn sử dụng để biết thông tin chi tiết.
5. Giữ khoảng cách với tường
Tủ lạnh Samsung và tủ lạnh nói chung hoạt động dựa trên hệ thống làm lạnh bằng gas. Dàn nóng (thường nằm phía sau hoặc hai bên tủ) cần không gian để thoát nhiệt ra ngoài. Nếu đặt quá sát tường, nhiệt không thoát ra được, làm máy nén phải hoạt động nhiều hơn, dễ gây quá tải và giảm tuổi thọ linh kiện. Chi phí thay máy nén rất đắt đỏ nên bạn cần sử dụng tủ lạnh đúng cách để không phải thay thế bộ phận này.
Nếu tủ lạnh của bạn là do chuyên gia lắp đặt thì họ thường sẽ chủ động giữ khoảng cách của tủ với tường và đồ dùng xung quanh nhưng nếu bạn tự lắp tủ thì cần di chuyển tủ lạnh sao cho mặt sau cách xa tường tối thiểu 10-15cm và hai bên là 2cm để đảm bảo không khí có thể đối lưu xung quanh, tủ lạnh tỏa nhiệt hiệu quả.
6. Bỏ bớt đồ khỏi tủ
Không chỉ bên ngoài mà không khí bên trong tủ lạnh cũng cần được lưu thông. Tủ lạnh Samsung không mát có thể bởi thiết bị đang bị quá tải với các gói, hộp đựng thực phẩm chồng chất bên trong.
Sâu bên trong tủ thường có các lỗ thông hơi để không khí có thể lưu thông đến mọi vị trí trong tủ. Nếu để đồ ăn sâu vào bên trong sẽ che mất lỗ thông hơi, khiến thực phẩm trong cùng thì lạnh trong khi thực phẩm bên ngoài lại không mát, không đủ nhiệt.
Kiểm tra xem lỗ thông hơi của tủ lạnh có đang bị thực phẩm cản trở không. Nếu có, bạn cần dành thời gian để sắp xếp lại tủ và chú ý không mua quá nhiều thực phẩm, khiến tủ lạnh bị quá tải và tình trạng che lỗ thông hơi là không thể tránh khỏi.
8. Tắt chế độ Demo
Chế độ Demo hay chế độ trưng bày trên tủ lạnh Samsung thường được sử dụng trong trường hợp tủ lạnh được trưng bày tại cửa hàng bán lẻ. Khi chế độ này được kích hoạt, máy nén sẽ tắt để tiết kiệm năng lượng nên tủ lạnh không làm mát, bảng điều khiển hiển thị nhưng không hoạt động. Khi ở chế độ Demo, màn hình sẽ hiển thị OF-OF.
Cách tắt chế độ Demo còn phụ thuộc vào model của thiết bị do có các nút hiển thị khác nhau. Đọc hướng dẫn sử dụng của tủ lạnh Samsung để biết cách tắt chế độ chính xác nhất. Ví dụ, một số mẫu yêu cầu nhấn nút ENERGY SAVER và POWER FREEZE / FREEZER trong 3 giây để hủy chế độ này. Khi chế độ được tắt, bạn sẽ nghe thấy âm báo.
Tham khảo từ: samsung.com