Mã lỗi OE là một trong những mã lỗi phổ biến trên máy giặt LG. Trước khi liên hệ tới các dịch vụ sửa chữa, bạn có thể thử một số cách đơn giản để sửa máy giặt LG tại nhà.
Nguyên nhân dẫn đến mã lỗi OE
Mã lỗi OE cho biết máy giặt không thể xả nước đã sử dụng trong chu trình giặt. Nguyên nhân của mã lỗi OE thường là bơm xả bị lỗi, ống xả bị gấp khúc, bị tắc hoặc bộ lọc bơm bị tắc.
Sửa máy giặt LG tại nhà với mã lỗi OE
1. Reset máy giặt
Đôi khi, mã lỗi OE là do lỗi bo mạch điều khiển. Do đó, việc reset bo mạch điều khiển bằng cách ngắt nguồn trong khoảng 5 phút có thể giải quyết được vấn đề. Reset thiết bị để giải quyết mã lỗi cũng có thể hiệu quả nếu bạn không có nhiều thời gian để sửa máy giặt LG tại nhà.
Tuy nhiên, nếu mã lỗi vẫn tiếp diễn thì điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân gốc rễ và sửa máy giặt càng sớm càng tốt. Nếu bạn để mã lỗi ở đấy mà không tìm cách sửa chữa, có khả năng sẽ gây ra các vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai.
2. Làm sạch bộ lọc xả (Máy giặt cửa trước)
Mọi máy giặt cửa trước trên thị trường hiện nay đều có bộ lọc bơm xả hoặc bộ lọc cặn để người dùng có thể dễ dàng tiếp cận và sửa máy giặt tại nhà với một số sự cố nhất định.
LG khuyến cáo người dùng nên loại bỏ xơ vải và vật lạ khỏi bộ lọc bơm ít nhất mỗi tháng một lần. Đảm bảo bộ lọc bơm được vệ sinh thường xuyên sẽ ngăn ngừa mùi hôi, nấm mốc và cho phép máy giặt thoát nước đúng cách, tránh phải sửa máy giặt LG tại nhà với những lỗi cơ bản không đáng có.
Thực hiện theo các bước sau để vệ sinh bộ lọc xả:
- Nhấn nút POWER để tắt thiết bị và rút phích cắm ra khỏi ổ cắm hoặc dập cầu dao để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sửa máy giặt LG tại nhà.
- Xác định vị trí bộ lọc bơm thoát nước.
- Mở ống xả màu đen ở bên trái của máy bơm thoát nước, tháo nắp và đổ hết nước thừa vào xô.
- Sau khi xả hết nước thừa, hãy xoay bộ lọc bơm ngược chiều kim đồng hồ để tháo bộ lọc ra khỏi máy giặt.
- Ngâm bộ lọc trong nước ấm và dùng bàn chải lông mềm để nhẹ nhàng chải sạch tóc, xơ vải hoặc cặn chất tẩy rửa.
- Vệ sinh sạch sẽ lỗ trên bộ lọc và khe chứa bộ lọc.
- Lắp lại nắp ống xả và gắn lại ống xả và bộ lọc xả vào máy giặt
3. Kiểm tra ống thoát nước
Nếu máy giặt không thoát nước, ống thoát nước có thể bị gấp khúc, kẹp hoặc có dị vật làm cản trở đường nước thoát ra. Trong một số trường hợp, có thể là đầu ra của ống thoát nước đã bị ngập trong nước, điều này sẽ hạn chế khả năng thoát nước của máy giặt. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra xem ống thoát nước đã được lắp đúng cách chưa.
Ống thoát nước có thể được kết nối với một vòi trên ống thải hoặc với một ống đứng. Cách lắp đặt ống thoát nước có thể phụ thuộc vào kiểu máy và loại kết nối bạn có.
Nếu ống thoát nước không thể thông tắc hoặc bị lắp đặt sai cách thì cần phải thay thế.
Thực hiện theo các mẹo sau để kiểm tra ống thoát nước:
- Kiểm tra xem ống có bị uốn cong hay xoắn không.
- Kiểm tra xem ống đã được lắp đặt và kết nối đúng cách chưa.
- Kiểm tra xem đầu ra của ống thoát nước có bị ngập trong nước không.
- Kiểm tra xem nước thoát ra từ ống thoát có trơn tru và ổn định hay không.
Để tháo và thông tắc ống thoát nước, hãy làm theo các bước sau:
- Ngắt nguồn điện và tắt nguồn cấp nước cho máy giặt.
- Ngắt ống thoát nước khỏi máy giặt. Ở hầu hết các kiểu máy, bạn sẽ cần dùng kìm để tháo kẹp giữ ống xả với máy giặt.
- Thông ống thoát nước bằng dụng cụ thông ống thoát nước hoặc rửa ống bằng hỗn hợp nước nóng, giấm trắng và baking soda.
- Nếu ống thoát nước bị hư hỏng nặng và không thể khắc phục được, hãy thay ống thoát nước thay vì cố gắng vá lại.
Trong trường hợp ống thoát nước bị lắp đặt sai cách, bạn nên liên hệ tới đơn vị sửa máy giặt LG tại nhà đã thực hiện lắp đặt thiết bị cho bạn. Kỹ thuật viên sẽ chịu trách nhiệm nếu có sai sót trong quá trình thực hiện nên bạn không cần phải quá lo lắng về các chi phí phát sinh.
4. Kiểm tra bơm xả
Để kiểm tra bơm xả, hãy chạy một chu trình vắt để xem bạn có nghe thấy tiếng bơm hoạt động không. Nhấn nút “Spin Speed” (Tốc độ vắt) cho đến khi thấy chữ HIGH. Sau đó, nhấn nút START/PAUSE (Bắt đầu/Tạm dừng) để bắt đầu chu trình vắt. Nếu bạn nghe thấy tiếng ù ù thì có nghĩa là máy bơm đang hoạt động bình thường.
5. Kiểm tra bơm xả và ống xả bên trong
Nếu bạn đã thực hiện kiểm tra bơm xả và nhận thấy nó không hoạt động hoặc mã lỗi OE vẫn xuất hiện, thì máy bơm thoát nước hoặc ống thoát nước bên trong có thể gặp sự cố và cần phải tiếp cận các bộ phận để sửa máy giặt LG tại nhà.
Việc tiếp cận bơm xả sẽ tùy thuộc vào kiểu máy của bạn. Nếu bạn có máy giặt cửa trên, bạn có thể sẽ cần đặt máy giặt nằm ngửa để có thể tiếp cận bơm xả bên dưới máy giặt. Nếu bạn có máy giặt cửa trước, bạn sẽ cần tháo khung máy phía trước và gioăng cửa hoặc bảng tiếp cận ở phía sau máy giặt.
Thực hiện theo các bước sau để kiểm tra máy bơm thoát nước và ống thoát nước bên trong:
- Ngắt nguồn điện của máy giặt tắt nước cấp vào máy giặt. Tùy thuộc vào kiểu máy, bạn có thể cần ngắt kết nối ống thoát nước ngoài để di chuyển máy giặt và tiếp cận bơm xả.
- Mở nắp bảng điều khiển và lấy nó ra khỏi máy giặt.
- Đặt một thùng chứa bên dưới máy giặt để hứng nước có thể rò rỉ ra ngoài.
- Trên hầu hết máy giặt LG, bạn sẽ tìm thấy máy bơm xả ở bên trái, cạnh máy bơm tuần hoàn ở bên phải.
- Ngắt kết nối dây bơm thoát nước.
- Kiểm tra dây điện trên máy bơm thoát nước. Đảm bảo dây điện được cố định chắc chắn, không có hư hỏng nào trên dây điện.
- Sử dụng kìm để tháo các kẹp giữ chặt ống xả với máy bơm. Tháo ống xả.
- Kiểm tra xem ống xả bên trong có bị tắc không và đã được cố định chắc chắn chưa.
- Kiểm tra máy bơm xem có dấu hiệu cánh quạt bị hỏng hoặc có vật cản nào khiến máy hoạt động không bình thường không.
Chúng tôi chỉ đưa ra những bước cơ bản nhất để người dùng tham khảo khi kiểm tra bơm xả của thiết bị nhưng không khuyến khích người dùng thực hiện nếu không có kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm sửa máy giặt LG tại nhà.
Nếu gặp mã lỗi OE hay bất kể mã lỗi nào trên máy giặt LG mà các cách sửa lỗi cơ bản không có tác dụng, bạn nên liên hệ tới các đơn vị sửa máy giặt LG tại Hà Nội để nhân viên tới tận nơi và hỗ trợ sửa chữa thiết bị thay vì cố gắng tự sửa tại nhà.
Tham khảo từ: appliancecareusa.com