Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng máy sấy Electrolux dừng đột ngột và người dùng phải bình tĩnh kiểm tra và nhanh chóng sửa máy sấy Electrolux tại nhà nếu có thể.
1. Bộ lọc xơ vải hoặc bộ phận ngưng tụ bị bẩn
Tùy thuộc vào loại máy sấy bạn sử dụng mà sẽ có những bộ phận tương ứng bạn cần kiểm tra khi máy sấy Electrolux đột ngột dừng hoạt động: Bộ lọc xơ vải trên máy sấy thông hơi và bộ phận ngưng tụ trên máy sấy bơm nhiệt và máy sấy ngưng tụ.
Đây không phải là một lỗi của thiết bị nên bạn không cần sửa máy sấy Electrolux tại nhà mà chỉ cần kiểm tra và vệ sinh những bộ phận này nếu thấy chúng bị bẩn hoặc bị đầy. Trước khi bắt đầu vệ sinh thiết bị, bạn nên đọc trước hướng dẫn sử dụng để biết chính xác vị trí của từng bộ phận và cách tiếp cận chúng.
2. Nguồn điện bị gián đoạn
Một nguyên nhân phổ biến mà bạn không thể bỏ qua khi thiết bị gặp các vấn đề khi dừng giữa chu trình, không hoạt động, không lên điện… là vấn đề về nguồn điện. Nếu phích cắm điện bị lỏng thì khi thiết bị hoạt động và rung nhẹ, dây điện sẽ bị rơi khỏi ổ cắm và khiến máy sấy dừng đột ngột.
Bạn sẽ phải kiểm tra dây điện và phích cắm xem chúng có đang bị lỏng không, nếu có thì chỉ cần cắm lại một cách chắc chắn hơn. Còn nếu chúng không bị lỏng nhưng có dấu hiệu hư hỏng như sờn, đứt, hở… thì nên tiến hành thay thế càng sớm càng tốt.
3. Cảm biến độ ẩm bị bẩn
Cảm biến độ ẩm có chức năng đo và điều chỉnh độ ẩm trong quá trình sấy. Cảm biến này giúp máy sấy tự động điều chỉnh thời gian sấy sao cho độ ẩm trong quần áo không vượt quá một mức độ được thiết lập trước đó, để đảm bảo đồ dùng được sấy khô mà không bị quá nóng hoặc quá khô.
Chính nhờ có bộ phận cảm biến này mà đôi khi thời gian sấy sẽ nhanh hơn thời gian dự tính, giúp tối ưu hóa hiệu quả cũng như tiết kiệm năng lượng khi sử dụng thiết bị.
Nếu bộ phận này bị bẩn, cảm biến sẽ không chính xác và có thể nhận định sai về độ ẩm của quần áo, dẫn đến việc dừng đột ngột ngay cả khi quần áo chưa được khô.
Để vệ sinh cảm biến độ ẩm, bạn có thể tham khảo các bước sau:
- Rút phích cắm của thiết bị hoặc trực tiếp dập cầu dao ở vị trí có máy sấy để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sửa máy sấy Electrolux.
- Đọc trước hướng dẫn sử dụng để xác định vị trí của cảm biến độ ẩm. Nó thường nằm ở bên trong, gần cửa hoặc ở phía sau lồng sấy và có hình dáng là hai dải kim loại.
- Dùng một khăn mềm, ẩm để lau sạch bề mặt cảm biến. Vệ sinh bằng giấm thường sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh hoặc các chất có tính mài mòn vì chúng có thể làm hỏng cảm biến.
- Đảm bảo không có bụi bẩn hoặc xơ vải bám vào khu vực xung quanh cảm biến. Nếu cần, bạn có thể sử dụng máy hút bụi cầm tay hoặc bàn chải nhỏ để làm sạch khu vực này.
- Sau khi vệ sinh xong, hãy thử chạy một chương trình trống để xem thiết bị có còn dừng đột ngột hay không.
4. Lượng quần áo không đủ, quá đầy hoặc quần áo không đủ ướt
Khi lượng quần áo quá ít hoặc quần áo hơi khô, cảm biến độ ẩm không phát hiện đủ độ ẩm trong lồng sấy, nó có thể kết luận rằng quần áo đã khô và dừng quá trình sấy. Ngoài ra, việc dừng khi không đủ quần áo cũng sẽ giúp máy sấy tiết kiệm được năng lượng hơn, tránh xảy ra những hư hỏng không đáng có.
Mỗi loại máy sấy đều có quy định riêng về trọng lượng quần áo phù hợp và người dùng nên tuân thủ đúng theo quy định đó, tránh để quần áo quá ít bên trong lồng sấy. Không nên sấy từng món đồ riêng lẻ. Nếu bạn cần sấy gấp trong khi lượng quần áo không đáp ứng đủ, hãy sử dụng chương trình sấy theo thời gian.
Mặt khác, nếu quần áo vượt quá ngưỡng tải quy định của thiết bị thì máy sấy không chỉ sấy không hiệu quả, dừng giữa chu trình mà còn có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng như hư hỏng linh kiện bên trong do mất cân bằng tải.
Nếu bạn không muốn phải gọi chuyên gia sửa máy sấy Electrolux tại Hà Nội và mất thêm chi phí sửa chữa thì nên tránh để quá nhiều quần áo vào trong máy sấy cùng một lúc.
Trong trường hợp quần áo gần khô, bạn không nên cho vào máy sấy mà có thể lựa chọn phương án phơi ở những vị trí có đủ ánh nắng tự nhiên để hong khô quần áo hoàn toàn.
5. Lựa chọn sai chương trình
Mỗi chương trình sấy được thiết kế để xử lý một mức độ ẩm nhất định của quần áo. Nếu bạn chọn chương trình sấy cho quần áo khô hoặc hơi ẩm nhưng thực tế quần áo vẫn còn ướt, máy sấy có thể dừng lại sớm vì cảm biến độ ẩm không nhận diện đúng độ ẩm.
Ngoài ra, một số loại vải yêu cầu chương trình sấy đặc biệt để tránh hư hỏng. Khi lựa chọn chương trình sấy mạnh cho loại vải mỏng manh, máy sấy có thể ngừng hoạt động để tránh làm hỏng quần áo.
Nếu bạn không hiểu các ký hiệu trên bảng điều khiển thì nên đọc hướng dẫn sử dụng của thiết bị, đảm bảo sử dụng đúng chương trình dành cho từng loại vải và mức độ sấy tương ứng với độ ẩm của quần áo.
Các chương trình sấy khô về cơ bản là tự động kiểm soát thời gian hoặc kiểm soát độ ẩm.
- Kiểm soát thời gian: Nếu bạn muốn sấy khô quần áo gần khô, bạn nên sử dụng tùy chọn “Time Drying” (Sấy theo thời gian).
- Kiểm soát độ ẩm: Chương trình sấy tự động sẽ rất hữu ích khi bạn cho quần áo vào máy sấy ngay sau khi giặt bằng máy giặt, thiết bị sẽ tự tính thời gian và mức độ sấy phù hợp với độ ẩm của quần áo.
Không thể sử dụng chế độ sấy tự động cho quần áo chỉ hơi ẩm.
6. Ống thông hơi bị xoắn
Ống thông hơi bị xoắn hoặc tắc có thể cản trở luồng không khí thoát ra khỏi máy sấy. Khi không khí không thể thoát ra ngoài, nhiệt độ bên trong máy sấy sẽ tăng lên, dẫn đến việc máy sấy dừng lại để tránh quá nhiệt và bảo vệ các bộ phận bên trong.
Hơn nữa, ống thoát nước bị xoắn còn có thể hình thành áp lực ngược trong hệ thống thoát khí, làm giảm hiệu suất của quạt và động cơ. Điều này có thể dẫn đến việc máy sấy ngừng hoạt động để tránh hư hỏng.
Để sửa máy sấy Electrolux tại nhà khi ống dẫn bị xoắn, bạn có thể tham khảo một số bước sau:
- Ngắt ống thông hơi ra khỏi thiết bị.
- Nắn thẳng ống thông hơi và kiểm tra xem có hư hỏng gì không, có thể tiến hành vệ sinh ống nếu thấy có bụi bẩn bám lại trong ống.
- Nối lại ống thông hơi và đảm bảo ống không bị xoắn lại nữa.
7. Mạch điện nối đất kém
Nếu thiết bị không được nối đất/tiếp đất, hệ thống cảm biến nhiệt độ sẽ không hoạt động chính xác và thiết bị có thể nhận định rằng quần áo đã khô vào thời điểm không thích hợp.
Tuy nhiên, người dùng sẽ khó để sửa máy sấy Electrolux tại nhà trong trường hợp này nếu không có kiến thức và kinh nghiệm sửa chữa điện. Chúng tôi khuyên bạn nên chủ động liên hệ với thợ điện hoặc với kỹ thuật viên tại cơ sở cung cấp thiết bị để kiểm tra xem kết nối của bạn đã được nối đất chưa.
Tham khảo từ: electrolux.co.uk