Skip to content

Sửa máy sấy Electrolux bị lỗi màn hình hiển thị

17 lượt đọc

Lý do phổ biến khiến màn hình máy sấy Electrolux không hiển thị là do vấn đề với nguồn điện hoặc hỏng mạch điều khiển. Đây là sự cố khá phức tạp nên bạn cần cân nhắc trước khi tiến hành sửa chữa.

Kiểm tra kết nối nguồn điện

Để sửa máy sấy Electrolux tại nhà, bạn nên thử những cách tiếp đơn giản trước tiên. Nếu nguồn điện cung cấp cho máy sấy không ổn định hoặc bị gián đoạn, màn hình có thể sẽ không hiển thị và máy sấy không hoạt động được.

Việc đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra dây điện và phích cắm của thiết bị, đảm bảo máy được kết nối đúng cách và có dòng điện truyền tới thiết bị. Có nhiều trường hợp dây điện bị sờn, đứt (bị côn trùng cắn) và hư hỏng mà người dùng có thể không để ý. Nếu dây điện gặp vấn đề, bạn nên cân nhắc thay thế dây điện để thiết bị có thể hoạt động bình thường. 

Kiểm tra nguồn điện khi máy gặp sự cố
Kiểm tra nguồn điện khi máy gặp sự cố

Một trường hợp khác nguy hiểm hơn là ổ cắm của thiết bị bị nóng chảy. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này là quá tải điện áp. Phích cắm và ổ cắm điện không phù hợp dẫn đến phát sinh tia lửa điện có nhiệt độ cao. 

Khi nhiệt lượng quá lớn, phần nhựa bao quanh lỗ cắm của ổ cắm điện sẽ bị đốt chảy ra. Có thể điện áp tiêu thụ của máy sấy Electrolux đã vượt quá mức chịu tải cho phép của ổ cắm hoặc sử dụng quá nhiều thiết bị chung một ổ cắm cũng có thể dẫn đến chấu điện bị nóng làm chảy lớp nhựa bao quanh chấu cắm của các ổ cắm.

Nếu ổ cắm bị nóng chảy, bạn có thể ngửi thấy mùi khét ở gần thiết bị. Lúc này bạn cần nhanh chóng kiểm tra ổ cắm và dập cầu dao ở vị trí của thiết bị, sau đó rút phích cắm khỏi ổ cắm. Kiểm tra tình trạng của phích cắm và thay thế nếu phích bị hư hỏng.

Reset máy sấy Electrolux

Thông thường, với các lỗi liên quan tới bảng điều khiển và bo mạch bên trong thì reset có thể khắc phục được phần nào vấn đề. Đây cũng là một trong những cách khắc phục phổ biến và đơn giản để sửa máy sấy Electrolux tại nhà mà bạn có thể thử trước khi gọi kỹ thuật viên sửa máy sấy Electrolux tại Hà Nội.

Reset lại máy khi gặp sự cố
Reset lại máy khi gặp sự cố

Nếu thiết bị có màn hình cảm ứng hoặc phím bấm thì bạn có thể thực hiện kết hợp các thao tác. Tuy nhiên, trong trường hợp này, màn hình của máy sấy không hiển thị nên việc reset như trên có thể sẽ không có tác dụng. Do đó, bạn nên thử reset theo cách thủ công và có thể thực hiện được với hầu hết máy sấy, kể cả với những thiết bị không sử dụng màn hình hiển thị:

  • Tắt máy và rút phích cắm ra khỏi ổ cắm điện.
  • Đợi khoảng 5-10 phút để máy sấy hoàn toàn tắt và mọi bộ phận bên trong dừng hoạt động.
  • Cắm lại phích cắm vào ổ cắm điện.
  • Bật máy và kiểm tra xem đã có thể sửa máy sấy Electrolux chưa.

Thay thế bộ phận

Thay thế bộ phận máy 
Thay thế bộ phận máy 

Nếu các cách trên không hiệu quả, bạn có thể cân nhắc thực hiện các phương pháp sửa máy sấy Electrolux nâng cao hơn. Tuy nhiên, trước khi đi sâu vào vấn đề, chúng tôi không khuyến khích người dùng thiết bị tự kiểm tra và thay thế linh kiện tại nhà bởi nó rất phức tạp, có thể gây nguy hiểm và ảnh hưởng tới chế độ bảo hành của thiết bị.

Trong trường hợp này, hãy nhanh chóng liên hệ tới kỹ thuật viên chuyên sửa máy sấy Electrolux tại nhà đến kiểm tra và tiến hành sửa chữa, thay thế.

1. Thay thế bảng điều khiển điện tử

Màn hình máy sấy của bạn không hiển thị có thể là do bo mạch điều khiển điện tử bị lỗi. Khi một bo mạch điều khiển điện tử bị lỗi sẽ không gửi được nguồn điện và tín hiệu phù hợp đến bảng điều khiển, dẫn đến tình trạng bảng điều khiển không hiển thị. 

Cách thay thế bảng điều khiển điện tử của máy sấy:

Bước 1: Tắt nguồn điện và rút phích cắm của máy sấy.

Bạn có thể trực tiếp dập cầu dao để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình thay thế bộ phận

Bước 2: Tháo bỏ tấm trên cùng

  • Trượt máy sấy ra khỏi tường. Ở mặt sau của máy sấy, xác định vị trí hai vít đầu lục giác giữ chặt tấm trên cùng vào khung. Tháo các vít bằng tua vít 1/4 inch.
  • Kéo nhẹ tấm trên cùng về phía sau để tháo các chốt phía sau bảng điều khiển. Kéo tấm trên cùng lên và tháo khỏi máy sấy.

Bước 3: Tháo bảng điều khiển điện tử

  • Bạn nên chụp lại hình ảnh của bảng điều khiển và các kết nối liên quan để thuận tiện hơn khi lắp bảng điều khiển mới.
  • Sử dụng tua vít khe, tháo các chốt khóa trên đầu nối dây điện của bảng điều khiển. 
  • Tháo vít đầu lục giác đơn bằng tua vít. Trượt bảng điều khiển điện tử để tháo nó ra khỏi các khe giá đỡ. Đặt bảng điều khiển điện tử cũ sang một bên.

Bước 4: Lắp đặt bảng điều khiển điện tử mới

  • Trước khi tháo bảng điều khiển mới ra khỏi hộp đựng, hãy chạm vào phần kim loại trên máy sấy để phân tán tĩnh điện.
  • Đặt bảng điều khiển mới vào vị trí và đẩy vào khe lắp. Khóa chặt vào vị trí sao cho thẳng hàng với lỗ vít lắp. Thay vít lắp. Vặn vít bằng tua vít để lắp chặt vào đúng vị trí.

Bước 5: Kết nối các dây

  • Sử dụng hình ảnh đã chụp từ trước hoặc đọc kỹ hướng dẫn lắp đặt để kết nối các dây với bảng điều khiển điện tử mới. 
  • Đẩy phích cắm dây điện cho đến khi chốt khóa của nó khớp vào đúng vị trí. Các phích cắm chỉ khớp với nhau theo một cách; nếu chúng không khớp với nhau dễ dàng, hãy kiểm tra lại. Không được ép phích cắm để khít vào vị trí.

Cảnh báo: Kết nối dây không đúng cách có thể làm hỏng các bộ phận của máy sấy. Nếu bạn không chắc chắn về các kết nối, hãy dừng việc sửa chữa lại và gọi chuyên gia.

Bước 6: Lắp đặt lại tấm trên cùng

Đặt tấm lên trên cùng và đẩy từ sau về phía trước để khớp các tab. Lắp tấm panel vào đúng vị trí và lắp lại các vít lắp ở phía sau máy sấy.

Bước 7: Cắm lại dây điện và bật thiết bị để kiểm tra hoạt động.

2. Thay thế bo mạch nguồn

Bo mạch nguồn phân phối dòng điện từ dây nguồn máy sấy đến bo mạch điều khiển điện tử và các thành phần khác trong máy sấy. Khi bo mạch nguồn không gửi tín hiệu đến bo mạch điều khiển điện tử hoặc bảng điều khiển, máy sấy sẽ không bật nguồn và bảng điều khiển không hiển thị. 

3. Thay thế bộ điều khiển giao diện

Bộ điều khiển giao diện là phần mà người sử dụng tương tác để điều khiển và quản lý các chức năng của máy sấy. Bộ phận này sẽ gửi nguồn điện và tín hiệu đến bảng điều khiển để vận hành màn hình và đèn báo. 

Đối với 2 bộ phận là bo mạch nguồn và bộ điều khiển giao diện, tính chất sửa chữa sẽ còn phức tạp hơn bảng điều khiển. Vì vậy, kể cả khi bạn đã từng sửa chữa thiết bị điện lạnh trước đây cũng không nên tự ý thay thế các bộ phận này.

Tham khảo từ: searshomeservices.com 

1 bầu chọn /trung bình: 5