Đồ ăn bỏ trong tủ lạnh Electrolux vẫn bị ôi thiu, bốc mùi có thể là do ngăn mát của thiết bị không lạnh. Có một số nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến sự cố này và bạn cần nhanh chóng xác định và sửa tủ lạnh Electrolux tại nhà.
1. Cài đặt nhiệt độ quá thấp
Nhiều người dùng cho rằng để nhiệt độ tủ lạnh thấp sẽ giúp tiết kiệm năng lượng hơn nhưng nếu để nhiệt độ quá thấp, thực phẩm sẽ không được bảo quản trong môi trường tối ưu, dẫn đến tình trạng dễ bị hư hỏng và ôi thiu hơn.
Nhiệt độ lý tưởng ở ngăn mát tủ lạnh Electrolux là khoảng từ 2 đến 4 độ C và bạn cần đảm bảo thiết bị của mình ở mức này để bảo quản tốt nhất. Cách điều chỉnh nhiệt độ phụ thuộc vào model tủ lạnh bạn sử dụng.
Ví dụ, với mẫu tủ lạnh sử dụng núm điều khiển nhiệt độ , núm điều khiển sẽ nằm trong ngăn tủ lạnh, thường nằm gần đèn. Bạn điều chỉnh nhiệt độ bằng cách xoay núm này. Núm điều chỉnh nhiệt độ thường bắt đầu từ số 1 - đây là nhiệt độ ấm nhất và bạn có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm đến nhiệt độ phù hợp. Số càng cao thì nhiệt độ càng thấp.
Với mẫu tủ lạnh sử dụng bảng điều khiển sẽ dễ hơn bởi bạn chỉ cần nhấn vào các nút +, - để tăng, giảm nhiệt độ và nhiệt độ hiện tại sẽ được hiển thị trên màn hình. Bạn có thể xem cách điều chỉnh nhiệt độ cụ thể trong hướng dẫn sử dụng của thiết bị
2. Nguồn điện chập chờn
Nguồn điện cấp vào tủ lạnh yếu, không ổn định hoặc bị chập chờn đều có thể gây ra tình trạng ngăn mát không lạnh hoặc không đạt đến đúng mức nhiệt độ được cài đặt. Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến nguồn điện chập chờn nhưng bạn có thể kiểm tra theo một số bước sau để khắc phục chúng:
- Kiểm tra ổ cắm, phích cắm: Quy tắc sử dụng các thiết bị điện là phích cắm phải được cắm chặt vào ổ. Phích cắm lỏng sẽ không thể cung cấp đủ điện cho tủ lạnh. Nếu phích cắm không vừa với ổ, hãy cân nhắc thay ổ mới cho tủ lạnh.
- Sử dụng ổn áp: Ổn áp sẽ là giải pháp hữu ích cho các gia đình có điện áp thay đổi thất thường hoặc ở các khu vực xa cột điện. Nếu vấn đề nằm ở nguồn điện thì không chỉ tủ lạnh mà các thiết bị điện tử khác cũng sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, hãy nhanh chóng khắc phục vấn đề này bởi điện áp dao động nhiều sẽ khiến các bộ phận điện tử trong các thiết bị bị trục trặc, giảm tuổi thọ.
3. Tủ lạnh bị quá tải
Để quá nhiều các loại thực phẩm bên trong tủ lạnh có thể là một trong những lỗi phổ biến nhất của người dùng bởi tâm lý chung của mọi người là coi tủ lạnh như nơi dự trữ thực phẩm. Tuy nhiên, cho dù chức năng của tủ lạnh là bảo quản thực phẩm thì vẫn có thời gian bảo quản tối ưu cụ thể với từng loại thực phẩm.
Bất kỳ loại thực phẩm nào để quá lâu bên trong tủ lạnh mà không được tiêu thụ cũng sẽ khiến tủ lạnh bị quá tải mà cũng không thể đảm bảo được chất lượng như ban đầu.
Chúng tôi có một số lời khuyên cho người dùng để khắc phục tình trạng này:
- Loại bỏ thực phẩm cũ: Trước khi mua đồ mới, bạn nên kiểm tra tủ lạnh một lượt để loại bỏ các loại thực phẩm, đồ ăn đã được tích trữ quá lâu, đồ hết hạn sử dụng, đồ ôi thiu...
- Sắp xếp lại tủ lạnh: Ngay khi có thực phẩm mới, bạn nên dành thời gian để sắp xếp chúng vào đúng ngăn. Thực phẩm nào cần sử dụng luôn có thể bỏ dưới ngăn mát, thực phẩm dùng trong tuần bỏ lên ngăn đá để bảo quản. Lưu ý, chia các loại thực phẩm khác nhau vào đúng khay, kệ. Không để lẫn rau củ hoặc thực phẩm đã được nấu chín với đồ tươi sống.
- Giữ khoảng cách: Không nên tận dụng mọi khoảng trống trong tủ lạnh để để đồ. Giữa các hộp đựng, túi đựng thực phẩm nên có khoảng cách để không khí lưu thông.
- Tránh để trước quạt gió: Không để các hộp có kích thước lớn ở trước quạt gió, làm cản trở hoạt động của bộ phận này. Nếu quạt gió bị bít kín, không khí bị cản trở, quạt sẽ phải hoạt động nhiều hơn để duy trì nhiệt độ và có thể bị quá tải, dẫn đến hỏng hóc không đáng có.
4. Cửa tủ lạnh đóng không kín hoặc mở, đóng cửa nhiều lần
Khi bạn quên đóng cửa tủ, cửa tủ lạnh không đóng kín hoặc mở, đóng cửa nhiều lần không khí bên trong tủ lạnh sẽ thoát ra ngoài, đồng thời có thể tiếp xúc với không khí bên ngoài môi trường, khiến nhiệt độ bị dao động và máy nén phải hoạt động mạnh hơn bình thường để điều hòa nhiệt độ. Việc này chắc chắn sẽ làm giảm hiệu suất làm lạnh, khiến ngăn mát không đạt được nhiệt độ mong muốn và máy nén có thể bị quá tải.
Để giải quyết vấn đề này, bạn sẽ cần lưu ý một số điểm sau:
- Kiểm tra gioăng cao su: Trước tiên, hãy kiểm tra gioăng cao su ở cả ngăn mát và ngăn đá bởi đây có thể là nguyên nhân khiến cửa tủ lạnh Electrolux của bạn không thể đóng kín. Nếu gioăng cao su bị hư hỏng, tủ lạnh không thể đóng kín được và bạn sẽ cần mua gioăng mới để thay thế. Lưu ý, nên thường xuyên kiểm tra và vệ sinh gioăng cao su để giữ nó được lâu và bền nhất.
- Kiểm tra bản lề cửa: Bản lề cửa là bộ phận giữ cửa kết nối với thân tủ lạnh. Bản lề có thể bị mòn, rỉ sét hoặc lỏng các ốc giữ theo thời gian, dẫn đến tình trạng cửa tủ bị lệch, thậm chí tách rời khỏi thân máy. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần gọi chuyên gia sửa tủ lạnh Electrolux tại nhà đến để thay bản lề cửa.
- Không đóng, mở cửa quá nhiều lần: Tốt nhất bạn nên biết rõ bản thân cần lấy những đồ gì ra trước khi mở cửa tủ. Tránh trường hợp lấy đồ ăn này nhưng lại quên những loại đồ khác. Các mẫu tủ lạnh hiện đại đều có thông báo (thông qua tiếng bíp bíp liên tục) khi cửa tủ mở quá lâu nhưng bạn vẫn nên cẩn thận và chắc chắn bạn đã đóng cửa tủ trước khi rời đi
5. Dàn lạnh bị bám tuyết
Các lỗi phổ biến với cửa tủ lạnh được nêu ở trên cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến tủ lạnh bị đóng tuyết, đóng băng. Ngoài ra, băng tuyết có thể được hình thành khi nhiệt độ trong tủ quá thấp.
Khi dàn lạnh bị bám tuyết, bộ phận này không thể làm mát đúng cách, dẫn đến việc tủ lạnh không lạnh. Nếu lớp băng tuyết không quá dày (không quá 10-15mm),bạn không cần thiết phải rã đông. Nhưng nếu nhận thấy lớp băng tuyết đã dày hơn mức khuyến cáo và nhiệt độ tủ lạnh không được duy trì thì đã đến lúc cần rã đông tủ lạnh Electrolux:
- Quá trình này có thể kéo dài 4-5 tiếng nên bạn sẽ cần bỏ hết thực phẩm ra bên ngoài trước khi rút nguồn.
- Đặt khay hoặc khăn khô dưới tủ lạnh để hứng nước.
- Tắt nguồn điện và chờ tủ lạnh rã đông tự nhiên. Có thể đẩy nhanh quá trình rã đông bằng cách để một bát nước bên trong tủ lạnh. Không sử dụng các vật dụng sắc nhọn để cạo tuyết.
- Sau khi băng đã tan hết, lấy giẻ sạch để lau chùi tủ lạnh.
- Cắm lại dây nguồn và khởi động tủ lạnh. Đợi vài giờ sau đó, kiểm tra nhiệt độ xem đã đúng như cài đặt chưa bằng cách bỏ nhiệt kế vào bên trong.
6. Tủ lạnh thiếu hoặc hết gas
Gas tủ lạnh là một loại môi làm lạnh có tác dụng chuyền tải nhiệt từ dàn lạnh tới dàn nóng. Khi tủ lạnh thiếu hoặc hết gas, ngăn mát không lạnh hoặc có lạnh nhưng nhiệt độ không đạt được mức cài đặt. Cách khắc phục là gọi chuyên gia sửa tủ lạnh Electrolux để họ tới tận nơi và nạp gas mới. Nếu có xảy ra tình trạng rò rỉ gas, chuyên gia cũng sẽ khắc phục vấn đề.
7. Quạt gió tủ lạnh gặp sự cố
Quạt gió tủ lạnh có nhiệm vụ tuần hoàn không khí và phân phối lưu thông hơi lạnh trong ngăn mát và ngăn đá. Khi quạt gió gặp sự cố (bị kẹt bởi bụi bẩn, bị chặn do các hộp, túi đựng thực phẩm, không hoạt động…) có thể dẫn đến việc ngăn mát không đủ lạnh.
Có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra với quạt gió nhưng chúng tôi sẽ chỉ đưa ra các cách khắc phục mà hầu hết người dùng, kể cả người dùng không có kinh nghiệm, cũng có thể sửa tủ lạnh Electrolux tại nhà:
- Vệ sinh quạt gió: Trong thời gian sử dụng, quạt gió có thể bị mắc kẹt bởi bụi bẩn hoặc các cặn bám khác. Bạn có thể kiểm tra và vệ sinh quạt gió bằng chổi quét nhỏ với một chút chất tẩy rửa nhẹ. Điều quan trọng là bạn cần xác định chính xác vị trí của quạt gió trước khi tiến hành sửa chữa. Bạn có thể đọc trong hướng dẫn sử dụng của tủ lạnh. Nếu cần thiết, hãy tìm kiếm hình ảnh của quạt gió để xác định đúng bộ phận này.
- Thay thế quạt gió hỏng: Nếu quạt gió đã hỏng hoặc không hoạt động hiệu quả thì thay thế sẽ là giải pháp tốt hơn. Hãy liên hệ trung tâm sửa chữa điện lạnh bách khoa để kỹ thuật viên tới tận nơi và thay thế quạt gió cho tủ lạnh của bạn.
- Kiểm tra điện áp và kết nối: Trong một số trường hợp, nguyên nhân quạt gió không hoạt động không nằm ở bộ phận này mà có thể liên quan đến vấn đề về nguồn điện hoặc kết nối. Kiểm tra nguồn điện và các kết nối dây nguồn theo hướng dẫn ở mục 2. Nếu phát hiện vấn đề, hãy sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận bị hỏng.
8. Máy nén hoặc bo mạch bị hỏng
Vấn đề phức tạp nhất nằm ở các bộ phận quan trọng như máy nén hoặc bo mạch điều khiển. Khi một trong hai bộ phận này bị trục trặc, hư hỏng, nó có thể gây ra sự cố tủ lạnh Electrolux không làm lạnh và nhiều sự cố, vấn đề kỹ thuật phức tạp hơn.
Các vấn đề về máy nén hay bo mạch đều rất phức tạp và liên quan tới vấn đề bảo hành thiết bị nên tuyệt đối không tự ý sửa chữa tại nhà. Hãy liên hệ tới trung tâm sửa tủ lạnh Electrolux tại Hà Nội. Kỹ thuật viên sẽ tới tận nơi để kiểm tra thiết bị cho bạn. Nếu vấn đề quá phức tạp, họ có thể đưa tủ lạnh về trung tâm để sửa chữa chuyên sâu hơn. Trường hợp không thể khắc phục được hư hỏng, bạn có thể được hỗ trợ thay thế tủ lạnh mới.
Tham khảo từ: dienmaycholon.com