Skip to content

Xử lý sự cố với đồ giặt sau khi sử dụng máy giặt Electrolux

11 lượt đọc

Nguyên nhân chủ yếu khiến đồ giặt gặp sự cố là do người dùng sử dụng máy giặt Electrolux sai cách. Đừng lo lắng bởi bạn có thể khắc phục các vấn đề này một cách dễ dàng.

Đồ giặt bị nhăn

1. Tránh để lồng giặt bị quá tải

Việc để quá nhiều đồ giặt vào trong máy giặt có thể khiến chúng bị xoắn vào nhau. Đặc biệt khi giặt đồ mỏng chung với đồ dày thì quần áo mỏng rất dễ bị cuốn lại và mắc vào trong đồ dày hơn.

Việc để lồng giặt bị quá tải không chỉ làm nhăn, hư hỏng quần áo mà đây còn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến hiệu quả giặt không cao, máy giặt bị rung lắc mạnh hoặc phát ra tiếng ồn lớn khi giặt. 

Khi tình trạng này tái diễn trong thời gian dài sẽ làm giảm hiệu năng của máy giặt, hư hỏng linh kiện bên trong và bạn có thể sẽ phải liên hệ dịch vụ chuyên sửa máy giặt Electrolux để nhân viên đến kiểm tra thiết bị.

Lồng giặt quá tải làm cho đồ giặt bị nhăn
Lồng giặt quá tải làm cho đồ giặt bị nhăn

Các mẫu máy giặt sẽ có quy định riêng về khối lượng tối đa đồ giặt bạn nên bỏ vào trong mỗi lần giặt. Nên tải đồ giặt khoảng ⅔ khối lượng tối đa để thiết bị có thể tối ưu hóa lượng nước và năng lượng sử dụng trong quá trình giặt. 

Lưu ý là khối lượng tối đa là khối lượng quần áo sau khi giặt. Ví dụ nếu máy giặt của bạn 9kg thì nghĩa là khối lượng của đồ giặt sau khi kết thúc chu trình không vượt quá 9kg.

Cách ước lượng chung với loại vải được nhà sản xuất Electrolux đưa ra:

  • Đối với vải cotton và lanh: Có thể tải đầy lồng giặt nhưng không được quá chật.
  • Đối với vải tổng hợp: Không được đầy quá nửa lồng giặt.
  • Đối với các loại vải và len mỏng: Không quá ⅓ lồng giặt.

2. Chọn tốc độ quay phù hợp với loại và khối lượng quần áo cần giặt

Với mỗi loại và khối lượng quần áo khác nhau sẽ có yêu cầu về tốc độ vắt tương ứng để quần áo không bị nhăn sau khi giặt. Để biết thêm về thông tin này, bạn sẽ cần tham khảo hướng dẫn sử dụng đi kèm với thiết bị và cài đặt máy theo hướng dẫn giặt là trên nhãn quần áo.

3. Lựa chọn nhiệt độ nước không phù hợp với đồ giặt

Tương tự như trường hợp trên, nhiệt độ nước không phù hợp với loại vải sẽ khiến vải bị co hoặc dãn nhanh hơn. Bạn nên đọc trước hướng dẫn sử dụng của máy giặt hoặc có thể liên hệ tới nhân viên tại trung tâm bảo hành máy giặt Electrolux để được tư vấn và hỗ trợ.

  • 90°C: Phù hợp với vải cotton trắng hoặc vải lanh (ga giường, khăn trải bàn…)
  • 50°C - 60°C: Phù hợp với hầu hết quần áo thông thường, bền màu bằng vải cotton, vải tổng hợp, lanh (áo sơ-mi, đồ ngủ…) và vải cotton bị bẩn nhẹ (đồ lót)
  • Nước lạnh, 30°C - 40°C: Phù hợp với đồ giặt mỏng, dễ rách (màn, len…) hoặc các loại đồ giặt khó bị co rút.

4. Chọn chế độ giặt phù hợp

Tùy thuộc vào loại đồ giặt mà bạn có thể lựa chọn chế độ giặt tương ứng. Ví dụ, trong chu trình giặt đồ cotton, quần áo được giặt với mức nước thấp, giặt mạnh và tốc độ quay cao để hoàn tất. Tất cả những yếu tố này làm quần áo thuộc loại vải khác bị nhăn. Để khắc phục, bạn có thể sử dụng chu trình giặt nhẹ nhàng cho quần áo dễ nhăn.

Chọn chế độ giặt phù hợp
Chọn chế độ giặt phù hợp

Trong hướng dẫn sử dụng của thiết bị có đưa ra bảng thống kê về đặc điểm của các chương trình giặt mà bạn có thể tham khảo để lựa chọn chương trình thích hợp nhất. Nếu có thời gian, bạn nên phân loại quần áo theo loại vải để đạt hiệu quả giặt tốt nhất.

5. Không để quần áo ở trong máy giặt quá lâu

Quần áo có thể bị nhăn nếu để trong lồng giặt trong thời gian dài. Chúng tôi khuyên bạn nên lấy quần áo ra khỏi lồng giặt ngay sau khi vắt xong và nhanh chóng treo lên để quần áo được phẳng hơn.

Vệt xám màu bám lại trên đồ giặt

Nguyên nhân của vấn đề có thể là do giặt liên tục ở nhiệt độ thấp (40°C hoặc thấp hơn) và sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa có thể dẫn đến nấm mốc và chất bẩn dạng keo tích tụ bên trong gioăng cửa, ống xả và lồng giặt. 

Các chất bẩn trên có thể làm tắc ống, gây ra mùi hôi trong máy giặt và có thể để lại cặn bẩn trên quần áo của bạn.

Vệ sinh định kỳ máy giặt ngăn chặn vết bẩn và nấm mốc trên quần áo
Vệ sinh định kỳ máy giặt ngăn chặn vết bẩn và nấm mốc trên quần áo

Vết bẩn trên quần áo/vải cũng có thể do phản ứng hóa học giữa một số sản phẩm chăm sóc cá nhân hoặc đồ gia dụng và chất tẩy rửa. Ví dụ, các sản phẩm này có thể là:

  • Thuốc tẩy gia dụng
  • Kem dưỡng da
  • Dầu gội đầu
  • Nước hoa
  • Gel
  • Thuốc nhuộm tóc/thuốc nhuộm

Bạn có thể ngăn ngừa vết xám trên quần áo sau khi giặt bằng cách thực hiện những điều sau:

  • Tránh để quần áo của bạn tiếp xúc với các sản phẩm chăm sóc được đề cập ở trên.
  • Sử dụng chu trình “Prewash” (giặt trước). Chu trình giặt trước phải được thực hiện mà không có bất kỳ chất tẩy rửa nào.
  • Đảm bảo bạn sử dụng đúng loại và đủ lượng chất tẩy rửa được nhà sản xuất khuyến cáo. Nếu không chắc chắn thì không được tự ý mua chất tẩy rửa. Hãy liên hệ tới các chuyên gia tại trung tâm bảo hành, sửa máy giặt Electrolux để nhận được tư vấn loại chất tẩy rửa phù hợp với thiết bị của bạn.

Ngoài ra, thường xuyên vệ sinh lồng máy giặt sẽ giúp ích cho việc giữ lồng giặt sạch sẽ, thơm tho, ngăn chặn hiện tượng nấm mốc. Hướng dẫn chi tiết về cách vệ sinh máy giặt Electrolux đã được chúng tôi đề cập trong bài viết dưới đây.

Tham khảo thêm: Một số mẹo vệ sinh và bảo dưỡng máy giặt Electrolux

Xuất hiện lỗ thủng, vết rách trên đồ giặt

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến quần áo của bạn bị thủng lỗ sau khi giặt nhưng thường xuất phát từ những nguyên nhân khách quan, rất ít khi là do máy giặt Electrolux gây ra. 

Dưới đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục khi quần áo bị thủng lỗ sau khi giặt:

1. Sử dụng chất tẩy trước khi giặt

Một trong những lý do gây ra những lỗ nhỏ khó chịu trên quần áo giặt có thể là do bạn ngâm quần áo trong các chất tẩy vết bẩn quá lâu trước khi giặt.

  • Đối với một số loại thuốc tẩy nhất định, hãy đảm bảo thuốc tẩy được hòa tan hoàn toàn trước khi tiếp xúc với quần áo.
  • Bạn phải đọc kỹ hướng dẫn về chất tẩy vết bẩn và làm theo đúng hướng dẫn nếu bạn muốn khắc phục vấn đề này.

2. Bị côn trùng cắn

Có rất nhiều loại côn trùng nhỏ thường sinh sống và phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt. Chúng có thể ăn vải nếu không tìm được nguồn thức ăn nào tốt hơn.

Đây không phải là vấn đề của thiết bị nên bạn không cần phải mất chi phí sửa máy giặt Electrolux nhưng cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau để hạn chế tối đa trường hợp tương tự diễn ra:

  • Không nên phơi quần áo trong phòng tắm vì đây là môi trường có độ ẩm cao, quần áo vừa khó khô lại vừa tạo điều kiện cho côn trùng ăn vải.
  • Mở cửa máy giặt sau khi giặt để làm thông thoáng lồng giặt, tránh tạo môi trường cho côn trùng, nấm mốc sinh sôi. Nhưng không được để cửa mở quá lâu bởi côn trùng có thể chui vào trong lồng giặt và đẻ trứng bên trong.
  • Thỉnh thoảng nên giặt ở nhiệt độ cao để diệt trừ sâu bọ.
  • Không để quần áo trong lồng giặt quá lâu, đặc biệt không được để qua đêm. Nếu không thể lấy quần áo ngay lập tức thì nên để cửa đóng chặt.

3. Không kéo hết khóa quần áo trước khi cho vào máy giặt

Khóa kéo và móc từ quần áo để mở có thể bị kẹt vào quần áo khác và làm rách chúng khi sang chu trình vắt.

  • Đóng khóa kéo trước khi giặt quần áo. 
  • Giặt quần áo có móc trong túi giặt riêng. 
  • Hạn chế giặt đồ giặt có phụ kiện với vải mỏng.

4. Quá nhiều đồ giặt trong máy

Giặt quần áo với số lượng theo quy định giúp tránh xảy ra lỗi
Giặt quần áo với số lượng theo quy định giúp tránh xảy ra lỗi

Nếu có quá nhiều quần áo trong máy, chúng có thể bị kẹt ở khe hở giữa gioăng cửa và lồng giặt. Khi lồng giặt quay, những bộ quần áo này sẽ bị rách, hư hỏng nghiêm trọng. 

5. Lồng máy giặt bị hỏng

Nguyên nhân này xuất phát từ bản thân máy giặt và thường sẽ rất khó xử lý đối với người dùng thông thường. Lồng máy giặt hiếm khi bị hư hỏng nhưng nếu có thì nguyên nhân có thể là do thiết bị đã quá cũ, có tuổi thọ trên 10 năm hoặc bị hư hỏng do bạn vô tình để các vật dụng sắc nhọn bên trong máy giặt.

Nếu lồng giặt bị hỏng, hãy nhanh chóng liên hệ tới trung tâm sửa chữa máy giặt Electrolux tại Hà Nội uy tín. Nhân viên sẽ đến kiểm tra và sửa chữa thiết bị. Trong một số trường hợp, lồng giặt có thể sẽ cần phải được thay thế.

6. Đồ giặt không thích hợp để giặt máy

Không phải đồ giặt nào cũng thích hợp để giặt máy. Bạn cần kiểm tra nhãn của đồ giặt để biết chúng có phù hợp để đưa vào máy giặt hay không. Nếu không, bạn sẽ phải giặt tay. Một số loại vải có chất lượng kém sẽ nhanh chóng bị thủng hoặc rách khi giặt trong máy giặt. 

Tham khảo từ: electrolux.co.uk electrolux.ie 

1 bầu chọn /trung bình: 5