Skip to content

Dấu hiệu và cách xử lý khi tủ lạnh Electrolux không vào điện

6 lượt đọc

Có nhiều nguyên nhân có thể khiến tủ lạnh Electrolux không vào điện nhưng với các nguyên nhân phổ biến nhất, người dùng có thể tự sửa tủ lạnh Electrolux tại nhà mà không gặp nhiều khó khăn.

Dấu hiệu tủ lạnh Electrolux không vào điện

1. Không có đèn sáng bên trong tủ

Đèn trong tủ lạnh được thiết kế để tự động bật mỗi khi cửa được mở. Nhưng khi thiết bị không vào điện, đèn sẽ không bật. Nhưng khi đèn không sáng nhưng các chức năng khác vẫn hoạt động bình thường thì có thể chỉ là do bóng đèn bị cháy. Do đó, bạn sẽ cần phải xem xét cả các dấu hiệu khác để kết luận tủ lạnh Electrolux của bạn có đang vào điện hay không.

2. Tủ lạnh không lạnh

Tủ lạnh không lạnh có thể do nhiều lý do và không vào điện là một trong số đó. Nguyên nhân là bởi tủ lạnh không vào điện thì sẽ không có năng lượng cung cấp cho các bộ phận để làm mát các ngăn.

Tủ lạnh không lạnh
Tủ lạnh không lạnh

Nếu bạn nhận thấy tủ lạnh không lạnh, bạn cần nhanh chóng kiểm tra thiết bị để xác định nguyên nhân và tìm cách sửa tủ lạnh Electrolux nếu không thực phẩm bên trong sẽ rất nhanh bị hư hỏng, ôi thiu do không được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp.

3. Không nghe thấy tiếng máy nén

Dù tủ lạnh hiện đại đến mấy thì khi hoạt động vẫn sẽ tạo ra âm thanh nhất định. Đây là âm thanh của máy nén đang hoạt động ở phía sau tủ lạnh để thực hiện quá trình làm mát. Tuy nhiên, máy nén không hoạt động liên tục mà chỉ khi cần điều chỉnh, ổn định nhiệt độ của thiết bị, máy nén mới hoạt động mạnh hơn và tạo ra âm thanh lớn. 

Kiểm tra tủ lạnh hoặc nguồn điện của thiết bị nếu máy nén không kêu
Kiểm tra tủ lạnh hoặc nguồn điện của thiết bị nếu máy nén không kêu

Nếu sau một thời gian dài, bạn không nghe thấy tiếng máy nén hoạt động, có thể bạn sẽ cần kiểm tra tủ lạnh hoặc nguồn điện của thiết bị.

4. Màn hình hiển thị hoặc đèn báo hiệu không hoạt động

Các mẫu tủ lạnh Electrolux hiện đại được thiết kế với bảng điều khiển điện tử hoặc màn hình LED/LCD trên cánh cửa hoặc bên trong tủ để giúp việc điều chỉnh nhiệt độ hoặc kích hoạt các tính năng trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Nếu màn hình không sáng và không phản hồi thao tác của người dùng, đây là dấu hiệu tương đối rõ ràng cho thấy tủ lạnh không vào điện. Ngoài ra, màn hình tủ lạnh Electrolux có thể hiển thị lỗi liên quan đến nguồn điện khi có sự cố, như các mã lỗi E8, E9, E10…

Nếu tủ lạnh của bạn gặp tất cả các dấu hiệu trên hoặc hầu hết thì chắc chắn tủ lạnh không vào điện. Nhưng nếu chỉ gặp một trong số đó thì vấn đề về nguồn điện chỉ là một trong những nguyên nhân có thể xảy ra và bạn sẽ cần tìm hiểu cả những nguyên nhân khác.

Sửa tủ lạnh Electrolux không vào điện tại nhà

1. Kiểm tra ổ cắm điện

Khi nghi ngờ ổ cắm không hoạt động, bạn có thể thử bằng cách cắm các thiết bị khác, như quạt, đèn ngủ…, vào chung ổ cắm để xem các thiết bị đó có hoạt động bình thường không. Nếu các thiết bị này vẫn chạy, có thể ổ cắm của bạn không gặp vấn đề gì. Nếu không, hãy cắm thiết bị vào ổ cắm khác sau đó gọi thợ điện hoặc người thân có kiến thức về điện kiểm tra ổ cắm.

Ổ cắm có thể bị quá tải do sử dụng quá nhiều thiết bị cùng một lúc hoặc không phù hợp để sử dụng cho tủ lạnh của bạn. Khi ổ cắm bị quá tải, nó có thể bị nóng chảy và có mùi khét. Bạn cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề này.

2. Kiểm tra dây nguồn

Kiểm tra dây nguồn của tủ lạnh xem có bị đứt, cháy hoặc có dấu hiệu hỏng hóc không. Dây nguồn bị đứt có thể khắc phục bằng cách cuốn băng dính điện vào vị trí hở. Nhưng nếu tình trạng của dây nguồn bị hư hỏng nặng, bạn có thể sẽ phải thay thế dây mới để đảm bảo hoạt động của tủ lạnh cũng như không gây nguy hiểm cho bạn và gia đình.

Kiểm tra dây nguồn
Kiểm tra dây nguồn

3. Kiểm tra phích cắm

Nguyên tắc quan trọng khi sử dụng các thiết bị điện là cắm chặt phích cắm vào ổ cắm, tuyệt đối không để hở dù chỉ một ít. Việc cắm phích không chặt không chỉ khiến điện không được truyền tới thiết bị mà còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, điện giật, đặc biệt nguy hiểm nếu tiếp xúc với nước.

Nếu ổ cắm quá nhỏ so với phích cắm, hãy thay ổ cắm hoặc sử dụng ổ nối. Tuy nhiên, dùng quá nhiều ổ nối cũng không thực sự an toàn nên tốt nhất là bạn nên thay ổ cắm khác.

4. Kiểm tra cầu dao hoặc cầu chì

Nếu ổ cắm điện bình thường, hãy kiểm tra cầu dao hoặc cầu chì của hệ thống điện trong nhà. Cầu dao có thể đã nhảy hoặc cầu chì bị đứt do quá tải điện.

Do cầu chì hoạt động với câu chế tự động ngắt khi phát hiện quá tải điện qua mạch để đảm bảo an toàn nên có thể trong quá trình sử dụng, cầu chì đã ngắt nhưng bạn không phát hiện ra. Cầu chì đã nổ thì bạn sẽ phải thay cầu chì mới.

Kiểm tra cầu dao hoặc cầu chì
Kiểm tra cầu dao hoặc cầu chì

Đối với cầu dao, nếu nó bị nhảy, bạn có thể bật lại. Nhưng nếu cầu dao liên tục bị nhảy khi cắm tủ lạnh, có thể do tủ lạnh bị quá tải hoặc có sự cố về điện bên trong, cần kiểm tra kỹ hơn.

Lưu ý, không tự ý kiểm tra các bộ phận này nếu không có kinh nghiệm do không đảm bảo an toàn.

5. Khởi động lại tủ lạnh

Hãy thử rút phích cắm của tủ lạnh ra khỏi ổ điện trong khoảng 5-10 phút, sau đó cắm lại để xem tủ lạnh có hoạt động không. Việc khởi động lại này có thể giúp tủ lạnh hoạt động bình thường trở lại nếu hệ thống gặp lỗi nhỏ do điện áp hoặc hệ thống điều khiển tạm thời bị treo. 

Nếu tủ lạnh vẫn không khởi động sau khi cắm lại điện, sự cố có thể nằm ở các linh kiện bên trong tủ, như bảng mạch hoặc máy nén. Đối với các sự cố này, bạn không thể tự sửa tủ lạnh Electrolux tại nhà do đây là những vấn đề phức tạp, thậm chí với cả các kỹ thuật viên chuyên nghiệp, và còn liên quan tới chính sách bảo hành của thiết bị. Do đó, hãy nhanh chóng liên hệ tới trung tâm sửa chữa điện lạnh bách khoa để được hỗ trợ kịp thời.

1 bầu chọn /trung bình: 5