Skip to content

Một số mẹo vệ sinh và bảo dưỡng máy giặt Electrolux

16 lượt đọc

Vệ sinh và bảo dưỡng máy giặt Electrolux đúng cách giúp tăng tuổi thọ máy, đem lại hiệu quả giặt tối ưu và tránh được các sự cố nghiêm trọng cần kỹ thuật viên kiểm tra và sửa máy giặt Electrolux tại nhà.

Việc vệ sinh và bảo dưỡng thiết bị không chỉ là lau chùi, loại bỏ cặn bám mà trong quá trình vệ sinh, bạn cũng có thể phát hiện được những dấu hiệu tiềm ẩn của những vấn đề nghiêm trọng hơn để có phương án thay thế linh kiện và sửa máy giặt Electrolux kịp thời.

Một số mẹo chung khi vệ sinh, bảo dưỡng máy giặt bạn cần ghi nhớ:

  • Luôn luôn làm rỗng túi và loại bỏ tất cả các vật, phụ kiện có thể tháo rời trên đồ giặt trước khi bắt đầu chu trình giặt.
  • Không bao giờ cho quá nhiều quần áo vào máy giặt hoặc cho quá nhiều chất tẩy rửa.
  • Sau khi sử dụng, hãy để cửa và ngăn đựng chất tẩy rửa mở hé cho đến khi khô hẳn.
  • Kiểm tra và vệ sinh gioăng cửa thường xuyên.
  • Kiểm tra thường xuyên xem lồng giặt có sạch không và bật chế độ tự động vệ sinh (nếu có) 1 lần/tháng.
  • Vệ sinh bộ lọc bơm cặn 2 tháng/lần hoặc khi mã E20 xuất hiện trên màn hình hiển thị.
  • Vệ sinh ngăn đựng chất tẩy rửa 2 tháng/lần.
  • Vệ sinh sâu và cạo cặn xà phòng 6 tháng/lần.
  • Thỉnh thoảng vệ sinh bên ngoài máy bằng xà phòng nhẹ và nước ấm.

Bạn có thể tìm mua các sản phẩm chuyên dụng để vệ sinh máy giặt tại các trung tâm sửa máy giặt Electrolux nhưng việc này cũng không thật sự cần thiết bởi bạn có thể dùng những vật dụng có sẵn ngay tại nhà.

Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra hướng dẫn chi tiết vệ sinh máy giặt Electrolux tại nhà mà bạn có thể tham khảo:

Lấy các phụ kiện ra khỏi đồ giặt trước khi cho vào máy

Tần suất: Trước mỗi lần sử dụng máy.

Lấy các phụ kiện ra khỏi đồ giặt trước khi cho vào máy
Lấy các phụ kiện ra khỏi đồ giặt trước khi cho vào máy

Lợi ích: Giúp máy giặt hoạt động hiệu quả, tránh làm hư hỏng thiết bị.

  • Các vật dụng hoặc phụ kiện lỏng lẻo có thể gây hư hỏng, trầy xước máy giặt hoặc làm tắc bộ lọc cặn. Đặc biệt những vật dụng sắc nhọn và cứng có thể làm thủng, lõm lồng giặt hoặc làm rách gioăng cao su. 
  • Nếu trường hợp này xảy ra, bạn sẽ cần sửa máy giặt Electrolux càng sớm càng tốt trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.

Hướng dẫn chi tiết: 

  • Làm rỗng túi của quần, áo và tháo các phụ kiện có thể tháo rời trước khi đưa vào máy giặt. 
  • Kéo khóa trước khi cho quần áo (những loại có khóa như quần bò, áo khoác…) để tránh mắc vào các đồ giặt khác hoặc gây trầy xước lồng giặt.
  • Áo có cúc nên được cài trước.
  • Kiểm tra gioăng cửa, bộ lọc cặn và lồng giặt thường xuyên để xem có vật lạ nào như cúc áo, kẹp ghim... không. Nếu có, hãy lấy chúng ra.
  • Những loại đồ giặt nhỏ như tất có thể bị kẹt trong lồng giặt. Để tránh tình trạng này, bạn nên cho chúng vào túi giặt khi giặt. 

Đảm bảo máy giặt của bạn được thoáng khí

Tần suất: Sau mỗi lần sử dụng.

Lợi ích: Giữ cho máy giặt sạch khuẩn, bảo đảm vệ sinh và giúp quần áo được thơm tho, sạch sẽ dài lâu.

Lồng giặt và ngăn chứa chất tẩy rửa của máy giặt là những khu vực có độ ẩm cao và là môi trường thuận lợi để nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi, gây ra mùi hôi cho lồng giặt cũng như cho quần áo của bạn.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Giữ cửa máy giặt và ngăn đựng chất tẩy rửa mở hé và để chúng được khô tự nhiên sau khi kết thúc chu trình giặt.
  • Có thể lau qua bằng khăn khô, mềm để đẩy nhanh quá trình khô.

Vệ sinh cửa và gioăng cao su

Tần suất: Hai tháng một lần.

Vệ sinh cửa và gioăng cao su
Vệ sinh cửa và gioăng cao su

Lợi ích: Giữ cho gioăng sạch sẽ giúp lớp gioăng bền hơn, tránh các sự cố như rò rỉ nước, máy giặt có mùi hôi hay không thể đóng được cửa máy…

  • Do là môi trường kín khí và có độ ẩm cao nên bụi bẩn, cặn bám và vi khuẩn có khả năng phát triển mạnh ở bên dưới lớp gioăng cao su. 
  • Việc giặt thường xuyên ở nhiệt độ thấp và sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa có thể dẫn đến vết bẩn hoặc cặn bẩn bám trên gioăng cao su. 

Hướng dẫn chi tiết:

  • Kiểm tra gioăng cửa máy giặt: Cúc áo, kẹp ghim hay các vật dụng có kích thước nhỏ khác thường bị kẹt ở đây. Hãy thường xuyên dùng ngón tay di chuyển dọc theo gioăng để lấy các vật thể lạ ra ngoài.
  • Vệ sinh gioăng cửa: Sử dụng khăn sạch và ẩm để lau chùi bên trong và bên ngoài gioăng. Có thể sử dụng chất tẩy rửa nếu cặn bám bám chặt vào gioăng mà không thể lau chùi bằng nước thường. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của chuyên gia sửa máy giặt Electrolux để chọn mua loại chất tẩy phù hợp với thiết bị, tránh làm hư hỏng gioăng.
  • Thay thế gioăng: Sau một thời gian dài sử dụng, gioăng cao su sẽ cần được thay thế bởi việc vệ sinh thông thường không còn đem lại hiệu quả. Bạn có thể tự thay thế gioăng tại nhà nếu có kinh nghiệm sửa máy giặt hoặc liên hệ tới trung tâm sửa máy giặt Electrolux uy tín để nhân viên tới thay thế.

Vệ sinh lồng giặt

Tần suất: Một tháng một lần.

Lợi ích: Giữ cho lồng giặt được sạch sẽ, quần áo được thơm tho sau khi giặt.

  • Nếu bạn có thói quen giặt ở nhiệt độ thấp, bạn cần nhớ tăng nhiệt độ 1 tháng/lần. Việc này không chỉ làm sạch lồng giặt mà còn giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển bên trong, tránh mùi hôi và nấm mốc. 
  • Nếu máy của bạn không có chương trình vệ sinh riêng như “tub clean” hoặc “clean washer”, hãy bật chương trình giặt đồ cotton ở nhiệt độ cao (khoảng 90 độ) với lồng giặt rỗng. 
  • Nếu không muốn sử dụng các chất tẩy rửa máy giặt chuyên dụng, bạn có thể sử dụng hỗn hợp giấm và baking soda: pha trộn nước ấm với 2-3 cốc giấm và 250g baking soda, đổ dung dịch này vào lồng giặt và ngâm trong 30 phút.
  • Một số mẫu máy sẽ thông báo cho người dùng thời điểm cần vệ sinh (trung bình sau 60 chu trình giặt thông thường) bằng biểu tượng trên bảng điều khiển. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong hướng dẫn sử dụng của máy giặt. 

Hướng dẫn chi tiết:

  1. Lấy hết đồ giặt ra khỏi lồng giặt.
  2. Nếu máy của bạn có AutoDose (công nghệ cảm biến khối lượng đồ giặt để đưa ra thời gian giặt, lượng chất tẩy rửa và mực nước phù hợp),hãy hủy chức năng này.
  3. Chạy một chu trình giặt đồ cotton với nhiệt độ cao nhất. Lưu ý, lồng giặt phải rỗng. Nếu máy của bạn có chương trình vệ sinh tự động, hãy đọc hướng dẫn sử dụng và kích hoạt nó.
  4. Thỉnh thoảng bạn cũng nên vệ sinh lồng giặt bằng khăn hoặc bọt biển mềm. Không tùy ý sử dụng chất tẩy rửa hoặc dùng bùi nhùi kim loại để cọ lồng giặt vì có thể làm hỏng bề mặt của nó. 

Vệ sinh bộ lọc cặn

Tần suất: Hai tháng một lần.

Lợi ích: Tối ưu hóa hoạt động của máy giặt và giúp tăng tuổi thọ thiết bị.

Đối với máy giặt Electrolux cửa trước, bạn cần vệ sinh bộ lọc cặn 2 tháng/lần hoặc khi mã E20 xuất hiện trên bảng điều khiển. 

Vệ sinh bộ lọc cặn
Vệ sinh bộ lọc cặn

Hướng dẫn chi tiết:

Rút phích cắm của thiết bị khỏi ổ cắm. Không bao giờ tháo bộ lọc khi máy đang hoạt động và không vệ sinh bộ lọc khi nước nóng, hãy đợi cho đến khi nước nguội. 

  1. Xác định vị trí của bộ lọc cặn. Nắp bên ngoài thường có hình tròn, có gờ mở và nằm ở góc dưới cùng bên phải của máy giặt. Bộ lọc cặn có thể sẽ khác nhau tùy theo từng kiểu máy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi vệ sinh bộ lọc.
  2. Mở và tháo nắp.
  3. Đặt một cái bát nông hoặc khăn khô dưới bộ lọc.
  4. Xoay bộ lọc 180 độ ngược chiều kim đồng hồ, nhưng không tháo hẳn bộ lọc, để nước đầy bát hoặc thấm vào khăn. Khi nước đầy, đóng bộ lọc và đổ hết nước trong bát. Sau đó lặp lại nếu cần cho đến khi không còn nước nữa.
  5. Nhấc để tháo bộ lọc ra ngoài và loại bỏ hết xơ vải hoặc vật thể bám lại rồi rửa sạch bộ lọc dưới vòi nước.
  6. Dùng bút chì xoay cánh quạt nằm sâu bên trong hốc chứa bộ lọc cặn để loại bỏ bụi bẩn, mảng vụn, cặn bám…
  7. Đặt bộ lọc trở lại và xoay theo chiều kim đồng hồ. Đảm bảo bạn vặn chặt bộ lọc đúng cách để tránh rò rỉ. 
  8. Đóng nắp ngoài.

Làm sạch ngăn đựng chất tẩy rửa

Tần suất: Hai tháng một lần.

Lợi ích: Ngăn ngừa tích tụ chất tẩy rửa, kịp thời loại bỏ cặn xà phòng khỏi ngăn đựng để giúp máy được sáng, sạch và nâng cao hiệu quả vận hành.

Làm sạch ngăn đựng chất tẩy rửa
Làm sạch ngăn đựng chất tẩy rửa

Vệ sinh ngăn đựng chất tẩy rửa để ngăn ngừa cặn chất tẩy rửa bám lại và nấm mốc có thể tích tụ trong và xung quanh ngăn đựng. Nếu để lâu, có thể dẫn đến tắc nghẽn và ngăn chất tẩy rửa chảy vào lồng giặt đúng cách.

Hướng dẫn chi tiết:

  1. Tháo ngăn kéo bằng cách kéo nhẹ ngăn kéo về phía trước cho đến khi dừng lại, nhả khóa với nút “Push” và sau đó trượt ngăn kéo ra hoàn toàn.
  2. Khi tháo ngăn đựng chất tẩy rửa, hãy vệ sinh mọi ngóc ngách bằng nước sạch, ấm. Không sử dụng chất tẩy rửa hoặc thuốc tẩy để vệ sinh ngăn đựng. Nhấc nắp xả vải (nếu có) ra và vệ sinh sạch sẽ.
  3. Dùng bàn chải hoặc chổi nhỏ để vệ sinh phần lõm. Chú ý hơn đến phần trên cùng bên dưới của ngăn đựng chất tẩy rửa, đây là vị trí của các tia phun cung cấp nước cho ngăn đựng  
  4. Sau khi vệ sinh ngăn đựng chất tẩy rửa, hãy chạy chương trình xả mà không có quần áo trong lồng giặt.

Ngăn ngừa cặn vôi

Tần suất: Sáu tháng một lần hoặc thường xuyên hơn nếu nước cứng ở khu vực bạn ở ở mức cao hoặc trung bình.

Lợi ích: Giữ máy giặt của bạn sạch sẽ.

  • Các cặn vôi và rỉ sét có thể tích tụ trong lồng giặt và làm giảm hiệu suất hoạt động, để lại mùi hôi khó chịu và vết bẩn trên quần áo. Nếu độ cứng của nước ở khu vực của bạn cao hoặc trung bình, hãy kiểm tra thường xuyên xem có cặn vôi trong lồng giặt không. 
  • Ngay cả khi chất tẩy rửa của bạn có chứa chất làm mềm nước, chúng tôi khuyên bạn thỉnh thoảng nên chạy một chu trình với sản phẩm chuyên dụng để tẩy cặn máy giặt trong lồng giặt rỗng. 
  • Nên vệ sinh sâu 2 lần/năm để duy trì hiệu suất tối ưu cho thiết bị. 

Vệ sinh bên ngoài máy

Tần suất: Thỉnh thoảng.

Lợi ích: Giữ cho máy không bị bụi, bẩn và dính xơ vải. Lau sạch bên ngoài máy để loại bỏ xơ vải, bụi bẩn sẽ giúp máy được sạch sẽ như mới.

Hướng dẫn chi tiết:

  • Lau chùi thân máy sạch sẽ bằng chất tẩy rửa nhẹ và nước ấm để loại bỏ xơ vải, bụi bẩn. Sau đó dùng khăn khô để lau khô hoàn toàn.
  • Tránh sử dụng cồn, dung môi và các sản phẩm hóa học khác để vệ sinh máy giặt. Không được sử dụng bùi nhùi và các vật dụng lau chùi bằng kim loại để tránh gây trầy xước cho thân máy. 
  • Nếu máy giặt Electrolux của bạn được đặt cạnh vòi hoa sen, bồn tắm hoặc chậu rửa, bạn sẽ cần phải vệ sinh thường xuyên hơn để tránh bị ăn mòn.

Bảo dưỡng linh kiện thiết bị

Nếu việc vệ sinh thiết bị đơn giản và chỉ cần dành một khoảng thời gian nhất định để thực hiện thì việc bảo dưỡng linh kiện không đơn giản như vậy do linh kiện thiết bị nằm sâu trong cấu trúc máy. Nhưng đây là việc nên làm để giúp máy giặt hoạt động tốt nhất, kịp thời khắc phục các sự cố nghiêm trọng, nếu có.

Để bảo dưỡng linh kiện, chúng tôi khuyên bạn nên gọi cho trung tâm bảo hành máy giặt Electrolux để kỹ thuật viên tới kiểm tra thiết bị. Sau khi thực hiện bảo dưỡng, kỹ thuật viên sẽ thông báo cho bạn thời điểm bảo dưỡng tiếp theo.  

Tham khảo từ: electrolux.co.uk

1 bầu chọn /trung bình: 5