Máy giặt Electrolux hiển thị mã lỗi khi thiết bị gặp sự cố. Đây là dấu hiệu giúp nhận biết, xác định nguyên nhân sự cố dễ dàng hơn và có phương án sửa máy giặt Electrolux kịp thời.
1. Mã lỗi EF5
Dấu hiệu nhận biết:
- Máy giặt không quay.
- Máy giặt hoạt động với tiếng ồn lớn, rung lắc mạnh.
- Quần áo vẫn còn ướt sau khi chương trình kết thúc.
Nguyên nhân: Máy giặt bị mất cân bằng
Cách khắc phục:
(1) Đảm bảo rằng các bu lông vận chuyển đã được tháo ra khỏi mặt sau của thiết bị.
- Tháo dây nguồn và ống xả ra khỏi giá đỡ ống. Có thể thấy nước chảy ra từ ống xả nên bạn hãy chuẩn bị sẵn xô, chậu đặt bên dưới để hứng nước.
- Tháo ba bu lông, giá đỡ ống và miếng đệm nhựa bằng cách sử dụng cờ lê đi kèm với thiết bị.
- Đóng các lỗ bằng nắp nhựa có trong gói linh kiện đi kèm với thiết bị. Đặt nắp nhỏ nhất F vào lỗ trên và hai nắp lớn hơn G vào lỗ dưới.
(2) Nâng hoặc hạ chân máy giặt để cân bằng máy giặt.
- Sử dụng dụng cụ đo đạc để kiểm tra xem máy có cân bằng ở tất cả các chân máy không.
- Điều chỉnh chân bằng cờ lê: Xoay theo chiều kim đồng hồ để hạ xuống và ngược chiều để nâng lên.
- Nếu máy giặt bị mất cân bằng do vị trí đặt máy bị kênh thì nên dịch chuyển máy đến vị trí khác cân bằng hơn.
- Để hạn chế rung động, bạn nên đặt một tấm gỗ chống thấm nước, dày ít nhất 15mm, bên dưới thiết bị hoặc mua chân kệ chống rung cho máy giặt.
(3) Kiểm tra quần áo có bị dồn, đọng lại ở một bên lồng giặt hay không.
- Dừng chương trình giặt và mở cửa máy
- Phân phối lại đồ giặt trong lồng giặt bằng tay sao cho chúng được phân bố đều xung quanh lồng giặt, không để bị dồn về một bên.
- Nhấn nút “Start/Pause” (Bắt đầu/Tạm dừng) để tiếp tục chu trình giặt như bình thường.
(4) Vệ sinh bộ lọc cặn.
- Vị trí của bộ lọc cặn sẽ khác nhau tùy thuộc vào kiểu máy của bạn. Bộ lọc cằn thường sẽ nằm trong lồng giặt đối với máy cửa trên và nằm ở góc phải dưới cùng của thân máy đối với máy cửa trước. Nếu bạn không chắc chắn, hãy đọc trước hướng dẫn sử dụng của thiết bị.
- Bộ lọc cặn nên được vệ sinh định kỳ 2 - 3 tháng/lần để loại bỏ mạnh vụn, bụi bẩn và xơ vải bám lại, gây cản trở khả năng thoát nước của thiết bị.
(5) Đảm bảo tùy chọn Rinse Hold không được bật.
- Rinse Hold là chế độ xả ngâm nên quá trình xả và vắt sẽ diễn ra lâu hơn so với bình thường với mục đích giữ mùi hương của quần áo được bền lâu. Chính bởi lý do này mà nước xả không được xả ra ngoài để tránh vải bị nhăn và chương trình giặt kết thúc khi nước vẫn còn trong lồng giặt.
- Để tiếp tục chu trình, nhấn phím cảm ứng “Start/Pause ” hoặc “Spin”. Thiết bị sẽ tiếp tục xả hết nước và quay với tốc độ quay tối đa cho chương trình được chọn.
2. Mã lỗi E20, E21 hoặc C2
Dấu hiệu nhận biết:
- Máy giặt hiển thị thông báo lỗi E20, E21 hoặc C2 , phát ra 2 tiếng bíp hoặc 2 lần nhấp nháy .
- Máy giặt không xả nước.
- Lồng máy không quay.
- Thiết bị phát ra tiếng ồn bất thường do bơm thoát nước bị tắc.
Nguyên nhân:
- Có vấn đề với hệ thống thoát nước
- Ống thoát nước bị tắc
- Bộ lọc cặn bị chặn/bẩn
- Bơm thoát nước bị lỗi
Cách khắc phục:
(1) Đảm bảo độ dài thích hợp cho ống thoát nước.
Ống thoát nước không được kéo dài quá 10cm xuống cống. Nếu có sai sót trong khâu lắp đặt, đơn vị cung cấp, lắp đặt thiết bị sẽ chịu trách nhiệm. Bạn có thể liên hệ tới địa chỉ này để yêu cầu nhân viên tới sửa máy giặt Electrolux.
(2) Đảm bảo độ cao thoát nước chính xác.
- Chiều cao của ống thoát nước không được cao hơn 100cm và không được thấp hơn 60cm so với đế máy.
- Nếu bạn tự lắp đặt thiết bị tại nhà, hãy tham khảo hướng dẫn lắp đặt trong hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn lắp đặt riêng đi kèm với thiết bị của bạn.
(3) Vệ sinh bộ lọc cặn.
- Mở nắp để tiếp cận bộ lọc cặn
- Xoay ngược chiều kim đồng hồ để tháo bộ lọc.
- Nếu thấy cánh quạt bơm trong hốc lọc bị bẩn, hãy xoay nó bằng bút chì để loại bỏ vật cản.
- Rửa bộ lọc dưới nước nóng, không sử dụng xà phòng.
- Lắp lại bộ lọc vào vị trí bằng cách xoay theo chiều kim đồng hồ rồi đóng nắp.
(4) Kiểm tra xem ống thoát nước hoặc cống có bị tắc không.
- Kiểm tra ống nối với vị trí thoát nước và xem có thoát nước bình thường không. Nếu không, có thể ống thoát nước hoặc cống đã bị tắc nghẽn.
- Xác định vị trí bị tắc nghẽn và nhanh chóng khắc phục.
(5) Kiểm tra ống thoát nước xem có bị gấp khúc hoặc xoắn không.
- Ống xả bị xoắn hoặc xoắn có thể ngăn nước chảy qua ống. Bạn có thể kiểm tra ống thoát nước phía sau máy.
- Nếu ống bị gấp khúc, tháo đầu nối ống với máy giặt rồi duỗi thẳng lại ống và lắp lại vào máy.
(6) Sử dụng lượng chất tẩy rửa phù hợp.
- Khi sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa hoặc sử dụng loại chất tẩy rửa tạo ra quá nhiều bọt, hệ thống cân bằng có thể bị bọt chặn lại.
- Bạn có thể khắc phục bằng cách tắt máy và lắc lồng giặt về phía trước và phía sau nhiều lần. Làm sạch bơm xả/bộ lọc và sau đó chạy chế độ giặt nóng để loại bỏ bọt.
Lưu ý: Cần sử dụng đúng loại chất tẩy rửa phù hợp với máy giặt Electrolux và sử dụng với một lượng vừa phải theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
(7) Tắt nguồn điện của máy giặt.
Trong trường hợp nguyên nhân của mã lỗi là do máy bơm bị chặn, bạn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách tắt nguồn máy giặt trong khoảng 1-2 giờ, sau đó khởi động lại chu trình giặt.
3. Mã lỗi E80 - E87
Dấu hiệu nhận biết: Máy giặt hiển thị mã lỗi E80, E81, E82… E87 hoặc bảng điều khiển nhấp nháy 8 lần.
Nguyên nhân: Mã lỗi này thường do xảy ra sự cố với bơm tuần hoàn hoặc bảng điều khiển của máy giặt.
Cách khắc phục:
Đây là một mã lỗi phức tạp bởi liên quan đến kết cấu và bảng điều khiển bên trong của máy giặt. Chúng tôi không khuyến khích người dùng tự sửa máy giặt tại nhà mà nên nhanh chóng liên hệ tới chuyên gia sửa tủ lạnh Electrolux để họ đến kiểm tra và sửa chữa thiết bị.
4. Mã lỗi E30, E31, E32, E35, E38, C3
Dấu hiệu nhận biết: Hiển thị thông báo lỗi E30, E31, E32, E35, E38, C3 hoặc phát ra 3 tiếng bíp.
Nguyên nhân:
- Van cấp nước bị lỗi
- Công tắc/cảm biến áp suất bị lỗi
- Ống xả bị tắc
- Bộ lọc bị tắc/bẩn
- Bơm xả bị lỗi
Cách khắc phục:
Các vấn đề của sự cố tương tự như vấn đề xảy ra trong mã lỗi E20, do đó, bạn có thể áp dụng cách khắc phục mã lỗi E20 để sửa máy giặt Electrolux trong trường hợp này:
- Làm sạch máy bơm và bộ lọc.
- Kiểm tra xem cống có bị tắc không.
- Kiểm tra ống nối và vị trí thoát nước ra ngoài.
Trong trường hợp nguyên nhân là do cảm biến áp suất bị lỗi, bạn nên gọi kỹ thuật viên đến kiểm tra thay vì sửa máy giặt Electrolux tại nhà.
5. Mã lỗi E90, E91, E92, E93, E94, E97, E98 hoặc E9E/C
Dấu hiệu nhận biết: Bảng điều khiển hiển thị mã lỗi.
Nguyên nhân: Có vấn đề với bảng điều khiển hoặc bo mạch điện tử chính trên thiết bị.
Cách khắc phục:
Reset thiết bị:
Cách 1:
- Để quá trình reset thiết bị được hiệu quả, bạn sẽ cần lấy quần áo ra khỏi máy và xả hết nước bên trong nếu có.
- Nhấn nút nguồn (Power) để tắt thiết bị và nhấn một lần nữa để khởi động lại.
- Chuyển thiết bị sang chế độ vắt (Spin/Rinse)
- Ấn và giữ nút bắt đầu (Start/Pause) khoảng 25-30 giây. Khi tất cả các đèn ở máy giặt nhấp nháy, quá trình reset diễn ra thành công.
- Thử bắt đầu một chu trình giặt như bình thường để kiểm tra xem vấn đề đã được khắc phục hay chưa.
Cách 2: Rút phích cắm của thiết bị khỏi ổ cắm, đợi trong khoảng 30 giây rồi cắm lại và khởi động máy giặt.
Nếu không thể khắc phục sự cố, hãy liên hệ trung tâm sửa máy giặt Electrolux. Không reset liên tục bởi việc này có thể gây khó khăn cho kỹ thuật viên khi cần xác định nguyên nhân và khắc phục sự cố.
6. Mã lỗi EF0, EFO, EF3
Dấu hiệu nhận biết: Máy giặt hiển thị mã cảnh báo EF0, EFO, EF3 hoặc phát ra 15 tiếng bíp/15 lần nhấp nháy trên bảng điều khiển.
Nguyên nhân:
- Sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa
- Quần áo bị kẹt trong máy
- Sự cố rò rỉ nước
Cách khắc phục:
(1) Sử dụng đúng loại và đủ lượng chất tẩy rửa theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
(2) Làm sạch ngăn đựng nước
Nếu ngăn kéo đựng nước hoặc tấm phun nước phía trên ngăn kéo quá bẩn hoặc bị bám đầy cặn vôi, nước có thể chảy ra ngoài và gây ra sự cố.
Vệ sinh ngăn đựng theo hướng dẫn sử dụng và thử khởi động lại thiết bị.
(3) Kiểm tra xem quần áo có bị kẹt trong máy không.
Quần áo kẹt giữa gioăng cửa và kính (đối với máy giặt cửa trước) có thể khiến cửa bị rò rỉ và khiến nước chảy xuống mặt trước và khay dưới của máy giặt.
- Ngắt nguồn điện của thiết bị.
- Đặt một chiếc khăn trên sàn phía sau máy giặt.
- Nghiêng thiết bị về phía sau một chút sao cho có khoảng cách khoảng 10 - 15cm giữa máy với sàn nhà.
- Giữ nguyên thiết bị ở đúng vị trí trong khoảng 30 - 40 giây để nước ở khay dưới chảy ra khăn.
- Hạ thiết bị xuống sàn, khởi động lại thiết bị và kiểm tra.
(4) Kiểm tra nguồn cung cấp và thoát nước.
- Kiểm tra xem lưới lọc trong ống dẫn nước và van nước (nơi ống dẫn nước được vặn vào thiết bị và tại vòi nước) có sạch không. Nếu không, hãy làm sạch chúng bằng bàn chải mềm.
- Bắt đầu chu trình giặt và kiểm tra xem vấn đề đã được giải quyết chưa.
Nếu lỗi xảy ra một lần nữa , máy nên được kiểm tra bởi một kỹ thuật viên dịch vụ
(5) Kiểm tra xem có rò rỉ ở đáy không.
- Tháo bộ lọc và vệ sinh theo cách đã được nêu ở trên.
- Kiểm tra xem bộ lọc có bị hỏng không. Nếu bộ lọc còn không gặp sự cố gì, hãy lắp lại và siết chặt bằng tay.
(6) Kiểm tra ống dẫn nước xem có rò rỉ không
Bất kỳ rò rỉ nào ở ống cũng có thể khiến nước chảy vào máy bên cạnh tấm ốp sau, vì vậy hãy kiểm tra kết nối của ống dẫn nước với vòi và máy. Nếu nó bị lỏng, hãy vặn chặt lại bằng tay, không sử dụng các dụng cụ khác để vặn.
(7) Kiểm tra gioăng cửa. Lỗi có thể do gioăng cửa máy bị rò rỉ.
- Kiểm tra bằng cách mở cửa và kiểm tra gioăng cửa.
- Nếu gioăng cửa bị lỗi (hỏng, nứt hoặc có lỗ),bạn phải thay thế nó. Bạn có thể tự thay thế tại nhà hoặc liên hệ chuyên viên sửa chữa.
- Không sử dụng máy cho đến khi gioăng cửa đã được thay thế.
7. Mã lỗi E40, E41, E42, E43, E44 và E45
Dấu hiệu nhận biết:
- Máy giặt hiển thị thông báo lỗi E40, E41, E42, E43, E44 và E45
- Máy giặt phát ra 4 tiếng bíp /4 lần nhấp nháy
Nguyên nhân:
- Cửa/nắp thiết bị mở hoặc không đóng đúng cách
- Thiết bị bị quá tải
- Khóa cửa bị lỗi
Cách khắc phục:
(1) Kiểm tra xem cửa/nắp đã được đóng đúng cách chưa. Đối với máy giặt cửa trước, dùng lực đẩy cửa cho đến khi nghe thấy âm thanh “click”.
(2) Kiểm tra xem có đồ giặt nào bị kẹt giữa gioăng cửa và kính cửa không. Nếu có, cẩn thận gỡ quần áo bị mắc kẹt ra ngoài và phân phối đều lại quần áo bên trong máy giặt.
(3) Lấy bớt đồ giặt ra khỏi lồng giặt trước khi khởi động lại chu trình. Lượng đồ giặt phải đảm bảo khối lượng nhà sản xuất đã quy định, tránh tình trạng quá nhiều hoặc quá ít quần áo trong lồng giặt.
(4) Kiểm tra khóa trẻ em.
Khi tính năng này được bật, biểu tượng “Child Lock” sẽ phát sáng. Tắt tính năng bằng cách nhấn và giữ đồng thời 2 phím “Temp + Spin” (Nhiệt độ + Vòng vắt) khoảng 5 - 10 giây cho đến khi máy kêu tít và biểu tượng không còn sáng.
Cách tắt tính năng này có thể sẽ khác nhau, tùy thuộc vào kiểu máy của bạn. Nếu cách thực hiện trên không có tác dụng, hãy đọc hướng dẫn sử dụng đi kèm với thiết bị.
8. Mã lỗi EHO/ EH0, EH1, EH2, EH3
Dấu hiệu nhận biết: Hiển thị mã lỗi trên bảng điều khiển.
Nguyên nhân:
- EH0: Sự cố về nguồn điện
- EH1: Tần số nguồn điện ngoài phạm vi
- EH2: Điện áp cung cấp quá cao
- EH3: Điện áp cung cấp quá thấp
Cách khắc phục:
(1) Kiểm tra nguồn điện thiết bị.
- Kiểm tra xem phích cắm, dây nguồn có bị đứt, hở hay gặp các vấn đề nào không. Nếu có, bạn sẽ cần thay thế chúng.
- Nếu phích cắm hay dây nguồn đều bình thường, hãy kiểm tra đến ổ cắm. Cắm một thiết bị khác vào ổ cắm và xem thiết bị đó có hoạt động bình thường không.
(2) Reset thiết bị.
Nếu không thể khắc phục được sự cố theo 2 cách trên, bạn nên gọi đến trung tâm sửa máy giặt Electrolux tại Hà Nội để nhân viên đến kiểm tra.
Lưu ý: Khi xảy ra các mã lỗi trên máy giặt Electrolux, người dùng không nên sử dụng sản phẩm cho đến khi sự cố được khắc phục hoàn toàn. Hãy rút phích cắm sản phẩm và không cắm lại cho đến khi sự cố được khắc phục.
Lược dịch từ: electrolux.com.sg