Tủ lạnh LG không làm mát đúng cách không phải vấn đề hiếm gặp. Trước khi liên hệ kỹ thuật viên đến sửa tủ lạnh LG tại nhà, bạn có thể thử một số cách đơn giản để khắc phục sự cố này.
Kiểm tra nguồn điện của thiết bị
Trước khi thực hiện sửa tủ lạnh LG, hãy tiến hành kiểm tra nguồn điện của thiết bị:
- Kiểm tra xem dây nguồn đã được cắm chặt chưa, dây có bị đứt, hở hay gặp hư hỏng nào không. Nếu có bất kỳ vấn đề gì, bạn sẽ cần sửa hoặc thay thế dây nguồn.
- Hãy thử rút phích cắm của thiết bị hoặc ngắt cầu dao trong 30 giây để reset tủ lạnh. Bạn sẽ nghe thấy tiếng máy nén khởi động lại và thiết bị sẽ ổn định và bắt đầu làm mát trong vòng 24 giờ. Nếu không, đây có thể là vấn đề về nguồn điện và thiết bị sẽ cần được sửa chữa.
- Nếu nguồn điện gia đình không đủ, đèn và màn hình hiển thị vẫn sẽ bật nhưng máy nén không hoạt động. Bạn nên tham khảo hướng dẫn sử dụng của thiết bị để biết điện áp nguồn được nhà sản xuất khuyến nghị cho thiết bị của bạn.
- Kiểm tra một thiết bị khác trên ổ cắm đang được sử dụng cho tủ lạnh. Nếu thiết bị đó vẫn hoạt động bình thường trên ổ, nguyên nhân chính là do bản thân tủ lạnh LG của bạn. Trong trường hợp này, hãy tham khảo các cách sửa tủ lạnh LG tại nhà tiếp theo.
Kiểm tra cài đặt nhiệt độ
Bạn có thể kiểm tra cài đặt nhiệt độ bằng nhiệt kế. Khi sử dụng nhiệt kế, nhiệt độ của thực phẩm có thể khác với nhiệt độ bên trong của thiết bị. Nhiệt độ đo được bằng nhiệt kế có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí đặt thiết bị và tần suất mở cửa.
- Đặt nhiệt kế bên trong chất lỏng đã để trong tủ lạnh hơn 24 giờ như nước lọc, nước trái cây, sữa hoặc bất kỳ chất lỏng tương tự nào khác để có kết quả đo chính xác hơn về nhiệt độ trung bình bên trong tủ.
- Nơi tốt nhất để đặt nhiệt kế là ở giữa ngăn kéo phía trên, bên trong tủ đông và giữa kệ phía trên, bên trong tủ mát.
- Không đặt nhiệt kế bên cạnh thực phẩm ấm/nóng bên trong tủ lạnh.
Kết quả đo được của nhiệt kế có thể dẫn đến 2 trường hợp, tương đương với 2 cách sửa tủ lạnh LG tại nhà.
1. Nhiệt độ được đo chênh lệch 10° so với nhiệt độ cài đặt
Các cách sửa tủ lạnh LG tại nhà dưới đây sẽ được áp dụng cả 3 trường hợp: chỉ có ngăn mát hoặc ngăn đông không làm mát và tất cả các ngăn không làm mát.
Cách 1: Điều chỉnh cài đặt nhiệt độ
Kiểm tra xem thiết bị đã được cài đặt ở mức tối ưu hay chưa: 1 đến 7°C cho ngăn mát và - 14 đến - 23°C cho ngăn đông.
Cách 2: Tắt chế độ DEMO/DISPLAY
Khi tủ lạnh đang ở chế độ DEMO/DISPLAY, mọi chế độ làm mát trong tủ lạnh và tủ đông sẽ bị vô hiệu hóa, giảm hiệu năng hoạt động để tiết kiệm năng lượng khi trưng bày tại cửa hàng bán lẻ. Đồng thời, mã lỗi OFF sẽ xuất hiện khi chế độ DEMO được kích hoạt.
Đối với hầu hết các kiểu máy, bạn có thể tắt chế độ DEMO theo cách sau:
- Nhấn và giữ đồng thời nút “Refrigerator” và “Ice Plus” trong 5 giây.
- Sau khi giữ các nút trong 5 giây, bảng điều khiển sẽ phát ra tiếng bíp và cài đặt nhiệt độ sẽ hiển thị để xác nhận rằng chế độ DEMO đã bị vô hiệu hóa.
Nếu 3 số đầu tiên trong số sê-ri của thiết bị bắt đầu bằng 901 hoặc lớn hơn, bạn sẽ cần phải nhấn phím “Ice Plus” 3 lần trong khi giữ nút “Refrigerator”. Để biết chính xác nhất cách vô hiệu hóa chế độ này, hãy đọc trước hướng dẫn sử dụng của thiết bị.
Cách 3: Chờ tủ lạnh làm mát đồ nóng bên trong
Nếu bạn vô tình bỏ đồ ăn đã nấu chín và vẫn còn đang nóng hổi vào tủ lạnh, nhiệt độ bên trong tủ có thể bị biến đổi và không được ổn định. Thiết bị sẽ cần một khoảng thời gian để làm mát thức ăn nóng và điều chỉnh nhiệt độ bên trong.
Để tránh trường hợp tương tự xảy ra trong tương lai, lưu ý nên để đồ ăn nguội hoàn toàn trước khi bỏ vào trong tủ lạnh.
Cách 4: Sắp xếp lại tủ lạnh
Khi tủ lạnh bị quá tải, thực phẩm hay các đồ vật khác bên trong sẽ chặn lỗ thông hơi của tủ lạnh, không khí lạnh sẽ không thể lưu thông khắp tủ lạnh một cách bình thường. Tuy nhiên, quá ít đồ bên trong tủ lạnh cũng có thể cản trở quá trình làm mát vì tủ lạnh sẽ luôn cố gắng tự điều chỉnh khi lưu thông quá nhiều khí lạnh.
Cách khắc phục:
- Sắp xếp lại thức ăn để đảm bảo thức ăn không chặn lỗ thông hơi.
- Loại bỏ những món đồ không cần thiết hoặc hết bạn sử dụng để có thêm diện tích để đồ trong tủ.
Cách 5: Tránh để cửa mở quá thường xuyên
Nếu mở máy quá thường xuyên, máy sẽ không thể duy trì được nhiệt độ đã được cài đặt do liên tục phải điều chỉnh lại để cân bằng với nhiệt độ bên ngoài môi trường. Tránh mở cửa thường xuyên và mở những lúc không cần thiết để giúp luồng khí lạnh lưu thông khắp thiết bị.
Cách 6: Điều chỉnh lại vị trí tủ lạnh
Thiết bị không được đặt quá gần tường, đảm bảo có đủ khoảng trống ở tất cả các phía của thiết bị.
- Khoảng trống bên hông tủ: cách tủ khoảng 0,5cm.
- Khoảng cách bên hông tường: cách tường 5cm.
- Khoảng không gian xung quanh tủ và tường: Ít nhất 3-5cm.
Cách 7: Kiểm tra công tắc cửa
Nếu bạn vẫn nghe thấy tiếng chuông báo cửa, ngay cả khi cửa đã đóng, điều đó có nghĩa là công tắc cửa đang gặp sự cố nên không phát hiện ra cửa đang đóng. Do đó, không khí lạnh sẽ không thổi vào thiết bị và thiết bị sẽ không bị lạnh.
Lúc này hãy kiểm tra lại công tắc cửa. Nếu không nắm rõ về cách thức hoạt động của nó, chúng tôi khuyên bạn nên liên hệ tới cơ sở sửa tủ lạnh LG tại Hà Nội.
Cách 8: Kiểm tra độ kín của cửa
Khi cửa không được đóng kín đúng cách, không khí lạnh sẽ thoát ra khỏi gioăng cửa, khiến thiết bị không thể làm mát hiệu quả.
- Đảm bảo không để các ngăn tủ bị quá tải và không có thực phẩm nào chặn cửa khi đóng.
- Kiểm tra phía sau các kệ và ngăn kéo để đảm bảo thực phẩm và các vật dụng khác không bị rơi ra phía sau.
- Kiểm tra gioăng cao su của cửa xem có bị đứt hay hư hỏng không. Nếu có, bạn sẽ cần thay thế nó.
- Khi mở cửa, bạn nên kiểm tra xem thanh chắn có hoạt động bình thường không. Nếu thanh chắn không hoạt động bình thường, bạn sẽ cần phải điều chỉnh độ cân bằng của cửa.
2. Nhiệt độ được không đo chênh lệch so với nhiệt độ cài đặt
Trong trường hợp bạn nhận thấy có hơi nước và hơi ẩm đọng lại bên trong tủ và trên các khay, ngăn tủ lạnh, thiết bị của bạn có thể cần được bảo dưỡng.
- Nếu tủ lạnh LG của bạn vẫn còn mới và đang trong chế độ bảo hành, hãy liên hệ tới đơn vị cung cấp thiết bị để nhân viên tới tận nơi và kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị.
- Nếu tủ lạnh không còn được bảo hành, bạn có thể tự thực hiện bảo dưỡng thiết bị tại nhà: Theo thời gian, bụi và mảnh vụn có thể tích tụ trên bộ ngưng tụ của thiết bị, dẫn đến mất hiệu suất làm mát. Hãy thử sử dụng máy hút bụi có đầu nối để vệ sinh nắp ngưng tụ và lỗ thông hơi.
Ngoài ra, kể cả khi thiết bị không còn được bảo hành và bạn không có kinh nghiệm bảo dưỡng tủ lạnh, bạn vẫn có thể liên hệ nhà cung cấp để yêu cầu dịch vụ sửa chữa ngoài bảo hành nếu có chính sách bảo hành mở rộng.
Lược dịch từ: lg.com