Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn có thể dẫn đến sự cố với máy nén của tủ lạnh LG. Điều quan trọng là cần nhanh chóng xác định nguyên nhân và sửa tủ lạnh LG kịp thời.
Máy nén là một trong những bộ phận quan trọng nhất của tủ lạnh bởi đây là bộ phận đảm nhận nhiệm vụ tạo ra hơi lạnh và cân bằng nhiệt độ trong tủ lạnh để bảo quản thực phẩm tốt nhất.
Khi máy nén gặp sự cố, tủ lạnh sẽ không thể hoạt động bình thường và tất nhiên, thực phẩm không được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp và sẽ rất nhanh bị ôi thiu, hư hỏng.
Khi bạn nhận thấy tủ lạnh không duy trì được nhiệt độ thích hợp hoặc đồ bên trong bị hỏng nhanh hơn bình thường, thì rất có thể máy nén không hoạt động bình thường. Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể nghe thấy tiếng ồn lớn phát ra từ tủ lạnh hoặc cảm thấy nhiệt độ bên ngoài của thiết bị quá cao.
Tại sao máy nén của tủ lạnh LG không hoạt động?
1. Tuổi thọ
Giống như mọi bộ phận khác của tủ lạnh, máy nén không thể hoạt động mãi và có nguy cơ bị hư hỏng nếu đã được sử dụng trong thời gian dài. Mặc dù máy nén thường sẽ có tuổi thọ cao hơn các bộ phận khác nhưng bạn vẫn nên hiểu rõ rằng nó vẫn có nguy cơ bị hư hỏng, hoạt động không còn đạt hiệu quả tối ưu do tuổi thọ đã cao.
2. Bụi bẩn tích tụ
Điều này có thể xảy ra nếu tủ lạnh không được vệ sinh thường xuyên hoặc nếu có nhiều bụi trong không khí. Theo thời gian, bụi bẩn có thể làm tắc máy nén, khiến máy quá nhiệt và hư hỏng.
3. Thiếu chất làm mát
Máy nén cần có đủ môi chất làm lạnh để hoạt động hiệu quả. Nếu máy nén không hoạt động, tủ lạnh LG của bạn không làm mát đúng cách, một trong những điều đầu tiên bạn nên kiểm tra là mức chất làm mát.
Có một số lý do có thể khiến mức chất làm mát thấp:
- Nếu hệ thống làm mát của tủ lạnh bị rò rỉ, chất làm mát sẽ từ từ thoát ra và cần được bổ sung.
- Chất làm mát có thể đã bị phân hủy và mất đi một phần hiệu quả nếu tủ lạnh của bạn đã cũ.
- Nếu tủ lạnh của bạn bị mất điện trong thời gian dài, chất làm mát có thể đã lắng xuống và cần được khuấy lên.
4. Quạt ngưng tụ không hoạt động
Chức năng chính của quạt ngưng tụ là tản nhiệt cho máy nén, tránh để bộ phận này bị làm việc quá tải, dẫn đến các hư hỏng khi hoạt động. Nếu quạt ngưng tụ không chạy, máy nén không thể tản nhiệt đúng cách và sẽ không hoạt động.
5. Bo mạch điều khiển chính bị lỗi
Máy nén của bạn có thể không chạy vì bo mạch điều khiển bị hỏng. Lỗi chính có thể là do bộ biến tần không thể tăng điện áp cho máy nén trong khoảng thời gian quy định. Nếu bộ biến tần không đạt được mức điện áp đầu ra 200V trong vòng 2 phút thì bo mạch điều khiển đã bị hỏng.
Bạn có thể kiểm tra điện áp đầu ra của bo mạch cho máy nén. Bo mạch điều khiển có các chế độ kiểm tra mà bạn có thể nhập để xem nó có hoạt động bình thường không.
6. Máy nén bị quá tải
Máy nén có thể bị quá tải khi phải hoạt động quá mức công suất quy định. Trường hợp này sẽ xảy ra khi có quá nhiều thực phẩm bên trong tủ lạnh hoặc do nhiệt độ môi trường quá cao, khiến máy nén phải hoạt động nhiều hơn để duy trì mức nhiệt độ cần thiết trong tủ lạnh.
7. Cuộn dây ngưng tụ bị bẩn
Đối với hầu hết mẫu tủ lạnh, kể cả tủ lạnh LG, cuộn dây ngưng tụ nằm ở mặt sau hoặc bên dưới tủ lạnh. Nếu có bụi và mảnh vụn bám lại ở đó, thì đó có thể là lý do tại sao hiệu suất hoạt động của máy nén không như mong muốn.
Cuộn dây bẩn có thể khiến tủ lạnh khó làm mát hơn bình thường. Sự tích tụ của bụi bẩn cũng có thể khiến máy nén của bạn phải làm việc nhiều hơn bình thường, đồng nghĩa với việc xảy ra tình trạng quá nhiệt và hao mòn sớm.
Sửa tủ lạnh LG tại nhà khi máy nén không hoạt động
Sự cố với máy nén không phải là vấn đề quá hiếm gặp nhưng đây chắc chắn là một trong những vấn đề đáng quan ngại nhất với tủ lạnh nói chung. Sửa máy nén của tủ lạnh không phải điều dễ dàng và việc có thể sửa chữa được không sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng máy nén và tính chất của sự cố mà bộ phận này đang gặp phải.
1. Vệ sinh máy nén và cuộn dây ngưng tụ
- Trước khi vệ sinh hai bộ phận này, bạn nên rút phích cắm của thiết bị ra khỏi ổ cắm để đảm bảo an toàn hoặc trực tiếp dập cầu dao ở vị trí của thiết bị.
- Xác định chính xác vị trí của máy nén và cuộn ngưng tụ. Hãy đọc trước hướng dẫn sử dụng đi kèm với thiết bị để quá trình tìm kiếm được nhanh chóng hơn.
- Sử dụng các dụng cụ cần thiết để tháo tấm chắn và tiếp cận với cuộn dây ngưng tụ, máy nén.
- Đối với việc vệ sinh máy nén và cuộn dây ngưng tụ, bạn có thể sử dụng máy hút bụi cầm tay có chổi quét ở đầu.
- Cẩn thận loại bỏ bụi bẩn ở các bộ phận. Trong quá trình vệ sinh, nếu phát hiện bất kỳ vấn đề gì với máy nén hoặc cuộn ngưng tụ, bạn nên nhanh chóng liên hệ với kỹ thuật viên chuyên sửa tủ lạnh LG tại nhà. Không tự ý tháo rời các linh kiện để tự kiểm tra tại nhà nếu không có kiến thức chuyên môn.
2. Vệ sinh quạt ngưng tụ
Quạt ngưng tụ nằm ngay bên cạnh cuộn dây ngưng nên bạn có thể dễ dàng kiểm tra nó. Nếu bộ phận này chỉ đơn giản là bị bẩn thì bạn có thể vệ sinh nó sau khi đã vệ sinh xong hai bộ phận trên. Bạn nên kiểm tra cũng như bảo dưỡng hệ thống làm mát của tủ lạnh thường xuyên để giữ chúng hoạt động hiệu quả.
Trong trường hợp quạt ngưng tụ bị hư hỏng, cánh quạt khó quay hay các vấn đề khác, bạn có thể sẽ phải thay thế linh kiện.
3. Sắp xếp lại thực phẩm bên trong tủ lạnh
Nếu vấn đề mà máy nén đang gặp phải chỉ là do tủ lạnh bị quá tải thì cách khắc phục sẽ rất đơn giản. Bạn chỉ cần sắp xếp lại tủ lạnh, dành chút thời gian để loại bỏ những loại thực phẩm, hộp đựng đã quá hạn. Nên để thực phẩm có khoảng cách với nhau để không khí được lưu thông tự do bên trong tủ lạnh.
Nếu nhiệt độ bên trong và bên ngoài tủ lạnh bị chênh lệch quá nhiều, hãy điều chỉnh lại, tránh để nhiệt độ quá cao hay quá thấp, khiến máy nén phải hoạt động nhiều hơn.
4. Bổ sung chất làm mát
Hãy kiểm tra mức môi chất làm lạnh trong tủ lạnh trong hệ thống và bổ sung nếu cần. Mặc dù công việc này nghe có vẻ đơn giản nhưng chúng tôi không khuyến khích người dùng tự thực hiện tại nhà.
Bạn có thể mua chất làm mát tại hầu hết các cơ sở sửa chữa điện lạnh bách khoa nhưng để tự bổ sung chất làm mát, sửa tủ lạnh LG tại nhà thì bạn cần có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm sửa chữa thiết bị.
5. Thay thế bo mạch
Đối với trường hợp bo mạch điều khiển bị lỗi, bạn sẽ không thể làm gì ngoài thay thế nó. Hãy liên hệ dịch vụ chăm sóc khách hàng tại cơ sở cung cấp thiết bị hoặc nhân viên tại địa chỉ sửa tủ lạnh LG để họ đến kiểm tra và hỗ trợ thay thế.
6. Thay thế tủ lạnh
Chúng tôi hiểu người dùng thường có tâm lý hỏng bộ phận nào thì sửa bộ phận đó. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng khả thi nếu bộ phận bị hư hỏng là máy nén. Không phải lúc nào máy nén bị hỏng bạn cũng có thể tự sửa tủ lạnh LG tại nhà và ngay cả gọi kỹ thuật viên thì cũng chưa chắc đã khắc phục được vấn đề.
Chi phí thay thế máy nén thường rất cao và trong một số trường hợp, nó thậm chí còn đắt đỏ hơn mua một chiếc tủ lạnh mới. Nếu tủ lạnh của bạn đã cũ, có tuổi thọ hơn 10 năm tuổi, thì tốt hơn là thay thế toàn bộ thiết bị. Bạn có thể liên hệ kỹ thuật viên chuyên sửa tủ lạnh LG tại Hà Nội để được tư vấn kỹ lưỡng hơn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.