Dù máy giặt mới hay cũ thì việc tiết kiệm điện nước cũng phụ thuộc nhiều vào cách sử dụng.
Chọn mua máy giặt tiết kiệm
Theo lời khuyên của các kỹ thuật viên, máy lồng đứng phù hợp với gia đình có vị trí đặt máy chật hẹp, dễ thao tác. Loại máy này khi giặt hay bị xoắn đồ giặt, tốt độ vắt không cao, tiếng ồn của động cơ rất lớn vàtiêu thụ điện và nước cao nhất.
Với loại máy lồng ngang, phù hợp với gia đình có vị trí đặt máy rộng. Máy có nhiều chế độ giặt, có kèm tính năng giặt nóng và sấy, giá đắt.
Loại máy này khi giặt hay bị xoắn, tốt độ vắt không cao, tiếng ồn của động cơ rất lớn. Đặc biệt, loại lồng ngang tiếp kiệm điện và nước hơn.
Loại lồng nghiêng phù hợp với gia đình có vị trí đặt máy rộng; máy có nhiều chế độ giặt, có kèm tính năng giặt nóng và sấy. Loại máy này thường có giá thành đắt hơn so với loại lồng đứng. Cũng như loại máy lồng ngang, loại máy lồng nghiêng khi giặt quần áo không bị xoắn, tốc độ vắt cao, máy chạy êm. Loại máy này cũng khá tiết kiệm điện và nước.
Máy giặt có chức năng sấy thường có giá tương đương hoặc đắt hơn so với giá của máy giặt có cùng công suất giặt. Loại máy này thường có công suất giặt tối đa là 8kg quần áo mỗi mẻ , trong khi máy sấy có thể sấy 11kg quần áo (sau khi đã vắt khô) mỗi mẻ.
Như vậy nếu kết hợp giữa máy giặt 6kg/mẻ với máy sấy 11 kg/mẻ (giặt 2 mẻ rồi sấy cùng) sẽ kinh tế hơn so với dùng một máy giặt có chức năng sấy có công suất giặt bằng hoặc lớn hơn 6kg/mẻ; Một cách tiết kiệm điện năng khác là người tiêu dung nên chọn mua máy giặt có chức năng giặt tiết kiệm (Economy mode). Với máy giặt lồng ngang, nên mua loại có chức năng tạm dừng chu trình giặt để bổ sung thêm quần áo.
Sử dụng nhiệt độ nước thích hợp
Thông thường các máy mới có công nghệ giặt hiện đại phần lớp đã đáp ứng được độ sạch cần thiết khi giặt trong nước lạnh. Vì vậy để tiết kiệm điện năng tối đa thì không cần thiết sử dụng nước có nhiệt độ cao để giặt giũ.
Với những quần áo không quá dơ bẩn, chỉ cần giặt sơ qua, và nên chọn nước có mức nhiệt độ thấp. Như một quy luật hiển nhiên thì quần áo càng ít bẩn thì càng nên lựa chọn nhiệt độ thấp hơn.
Ngoài ra, người tiêu dùng cần lưu ý, không giặt ở chế độ nước nóng khi không cần thiết. Khi giặt nước nóng, chỉ nên đặt ở nhiệt độ 40 độ C- 50 độ C.
Chọn chế độ vắt theo độ ẩm không khí và vị trí phơi quần cáo. Chỉ dùng tốc độ vắt tối đa khi độ ẩm không khí trên 80% và phơi ở nơi có mái che.
Nếu sau khi giặt sẽ sấy quần áo, bạn nên chọn chế độ vắt cao nhất. Bạn cũng nên lưu ý thường xuyên vệ sinh lưới lọc máy bơm của máy.
Giặt ít không giúp tiếp tiệm điện
Khối lượng đồ giặt mỗi lần ít hơn so với quy định của máy cũng không làm máy giặt tiêu thụ nước và điện năng ít đi.
Các loại máy hiện đại thường có bộ phận cảm biến khối lượng quần áo giặt, điều chỉnh lượng nước tiêu thụ cho phù hợp nhưng mức tiêu thụ điện, nước và thời gian luôn sẽ là thấp nhất trên mỗi kg đồ giặt nếu bạn cho vào đầy lồng giặt. Vì vậy khi giặt đầy lồng giặt theo khối lượng đề nghị của nhà sản xuất sẽ giúp tiết kiệm tối ưu nhất.
Và để tránh thêm hiện tượng rão hỏng động cơ hay mòn trục bi (cũng là một cách tiết kiệm chi phí) thì không nên giặt ít hoặc chia làm nhiều lần giặt khác nhau.
Hai thông số quan trọng nhất khi lựa chọn máy là khối lượng giặt và tốc độ vắt. Với gia đình có từ 4 đến 5 người thì nên lựa chọn máy có khối lượng giặt từ 5,5 kg đến 6,5 kg/mẻ và tốc độ vắt (tối đa) từ 550 đến 650 vòng/phút là đủ đáp ứng nhu cầu giặt.
Sử dụng các chương trình giặt vải cotton
Máy thế hệ mới thường có nhiều chương trình giặt phù hợp với nhiều chất liệu vải khác nhau từ jeans, len, thun, cotton,…nhưng không nhất thiết loại vải nào phải chọn chương trình giặt tương đương mà còn tùy theo mức độ sạch, bẩn của đồ giặt.
Cho dù quần áo được làm bằng chất liệu nào và không quá dơ bẩn, tốt nhất nên chọn chế độ giặt vải cotton. Chương trình này sẽ giặt hiệu quả hơn các chương trình khác do tiêu thụ ít nước và điện năng hơn trên mỗi kg đồ, đồng thời cho phép bạn giặt lượng quần áo đầy với kết quả tối ưu, tiết kiệm nhất.
Nguồn alo Bác sĩ